Top 9 plugin tuyệt vời giúp Tăng Tốc WordPress tốt nhất, nhanh nhất
Chào các bạn,
Nếu bạn đang quản trị một trang blog/website sử dụng nền tảng wordpress thì làm cách nào để tăng tốc, tối ưu tốc độ tải trang và thời gian hiển thị của website ?
Rõ ràng, một blog/website với tốc độ tải trang nhanh không chỉ có lợi cho SEO mà nó còn giúp tăng trải nghiệm của người dùng.
Điều đó sẽ giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn khi vào website của bạn thay vì bực mình phải chờ đợi.
Vì thế, việc tối ưu và tăng tốc độ website là công việc quan trọng và luôn luôn cập nhật với bất cứ webmaster nào.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới bạn các plugins tối ưu WordPress giúp tăng tốc WordPress khá hiệu quả.
Bạn nên trải nghiệm cài đặt xem tốc độ load có cải thiện không nhé ?
Nội dung bài viết
Kiểm tra tốc độ WordPress
Trước hết, bạn nên kiểm tra xem tốc độ tải trang của website của bạn hiện ở mức thế nào bằng cách sử dụng một trong các công cụ dưới đây:
Sau khi cài đặt các plugin bên dưới, bạn hãy kiểm tra lại để so sánh xem có hiệu quả hay không nhé.
9 Plugin giúp tăng tốc WordPress bạn nên cài đặt
1W3 Total Cache
W3 Total Cache là plugin tạo cache giúp tăng tốc độ WordPress.
Nó giúp tối ưu hiệu suất làm việc của máy chủ và tạo ra bộ nhớ đệm (các file tĩnh).
W3 Total Cache làm việc bằng cách lưu lại cache cho những traffic đã vào site bạn, từ đó giúp tốc độ tải trang cho những lần truy cập sau của người đó nhanh chóng hơn rất nhiều.
Việc sử dụng bộ nhớ đệm sẽ giúp giảm đến 70% gánh nặng cho máy chủ từ đó giảm đáng kể thời gian tải trang. Đặc biệt, W3 Total Cache làm việc rất tốt với Cloudflare.
W3 Total Cache thực sự là một plugin tối ưu hiệu suất WordPress khá hữu ích và hiệu quả. Tuy nhiên nó lại là một Plugin thích hợp với những bạn có kiến thức một chút và hơi khó đối với người mới.
Tuy nhiên, nếu bạn không thích sử dụng W3 Total Cache, bạn có thể cài đặt 1 trong các plugin dưới đây nhé. Các plugin dưới đây về hiệu quả không hề thua kém W3 Total Cache đâu, thậm chí còn tốt hơn ấy.
2EWWW Image Optimizer
Hình ảnh là thứ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên trên server/ hosting, chiếm phần lớn Pagesize, khiến cho tốc độ load của website trở nên chậm hơn.
Điều này làm giảm trải nghiệm người dùng khiến website của bạn mất dần lượng khách truy cập.
Hình ảnh chưa được tối ưu sẽ khiến website của bạn bị Google đánh giá thấp và hiển nhiên thứ hạng trong kết quả tìm kiếm sẽ khó đạt được vị trí cao hơn.
Nếu như khách hàng truy cập vào website của bạn cứ phải chờ đợi sẽ khó chịu, Google cũng sẽ loại bỏ những trang web có thời gian tải lâu.
EWWW Image Optimizer là một plugin hiệu quả giúp tối ưu hình ảnh cho website, giảm dung lượng hình ảnh tải lên website mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Plugin này gần đây đã có một cú bứt phá khá mạnh với 400.000 lượt download.
Không còn hoài nghi mức độ hiệu quả mà plugin này đem lại và theo nhận định cá nhân thì mình đánh giá EWWW Image Optimizer còn tuyệt vời hơn cả WP Smush.it.
Để kiểm nghiệm hiệu quả và khả năng làm việc của EWWW Image Optimizer, bạn có thể cài đặt kiểm chứng ngay.
Có lẽ do phát triển sau mà EWWW Image Optimizer thừa hưởng được nhiều tính năng hơn.
Tiêu biểu một số chức năng vượt trội mà WP Smush.it không có được phải kể đến đó là khả năng chuyển từ file GIF sang file dạng PNG và cũng có thể chuyển từ PNG sang JPG một cách nhanh chóng.
Các plugin tương tự bạn có thể tham khảo:
3Advanced Lazy Load
Advanced Lazy Load là một plugin giúp tối ưu tải trang khá tốt bằng cách sử dụng hiệu ứng Lazy Load hình ảnh.
Lazy Load là một kỹ thuật nhằm trì hoãn việc tải các hình ảnh đầy đủ của trang web. Nếu các bài viết, trang web cố gắng load tất cả các hình ảnh trong một thời gian, nó sẽ cần đến một thời gian chờ đợi trước khi tất cả các hình ảnh đó được tải lên. Lazy Load được sử dụng để chỉ hiển thị những hình ảnh khi người dùng muốn nhìn thấy chúng. Hiệu ứng Lazy Load mang lại là khi bạn cuộn trang tới đâu thì hình ảnh được tải và hiện ra tới đó. |
Bạn chỉ cần cài đặt plugin Advanced Lazy Load và tất cả mọi thứ được thiết lập.
Tốc độ load lazy của plugin này cũng rất nhanh.
Mình sử dụng thì cảm nhận rằng ảnh sẽ hiển thị ngay lập tức khi người dùng scroll chuột, điều này giúp cho người đọc không bị vướng phải cảm giác khó chịu khi phải chờ đợi ảnh load lên. Bạn nên cài đặt và cảm nhận thử nhé.
Các plugin tương tự mà bạn có thể tham khảo:
4WP-Optimize
Bất kỳ mã nguồn nào khi sử dụng 1 thời gian dài cũng đều phình to dữ liệu, WordPress cũng không ngoại lệ.
Vì thế database của bạn sẽ to hơn kèm theo nhiều thứ không cần thiết, làm quá trình truy vấn vào website của bạn sẽ chậm hơn.
Nếu như website bạn đã hoạt động đã lâu và bạn chưa từng nghĩ đến việc tối ưu database cho website thì sau bạn hôm nay bạn nên thực hiện được rồi đấy.
WP Optimizegiúp bạn xóa thư mục spam, trackback và pingpacks, cũng như hàng ngàn phiên bản của bài post do cơ chế lưu trữ version của WordPress. Chúng đều là file rác và bạn nên định kỳ xóa.
Dọn dẹp tối ưu database là việc mà bạn nên làm thường xuyên. Bạn có thể tắt plugin này đi nếu không muốn dùng nữa, khi nào cần dọn dẹp rác bạn active nó là được.
Tham khảo các plugin miễn phí tương tự:
Lưu ý:trước khi thực hiện quá trình này, bạn nên tạo một bản sao lưu Database của WordPress để đảm bảo website không gặp bất kỳ vấn đề nếu quá trình bị lỗi.
Xem thêm:Các plugin backup WordPress tốt nhất
5Lazy Load for Comments
Bên cạnh Lazy Load cho hình ảnh, bạn nên sử dụng Lazy Load cho phần bình luận.
Bởi vi bình luận cũng là một thành phần của trang web có tác động đến Pagesize ảnh hưởng đến tốc độ tải website.
Bằng việc không tải ngay một đống bình luận, bạn sẽ cải thiện tốc độ tải trang web. Nó cũng cải thiện trải nghiệm người dùng trên màn hình nhỏ và kết nối Internet chậm.
Lazy Load for Comments có chức năng duy nhất là thêm hiệu ứng tải bình luận khi người dùng cuộn trang tới phần bình luận hoặc click vào button tải bình luận. Chúng ta thường gọi chức năng này là tải không đồng bộ.
Plugin tuy nhỏ nhưng hiệu quả khá cao nếu như Blog/Website của bạn có nhiều bình luận.
Lưu ý:Plugin này chỉ hỗ trợ các website sử dụng trình Comments mặc định của WordPress.
Ngoài ra, nếu bạn đưa video YouTube vào bài viết của bạn thì việc dùng Lazy Load là một lựa chọn đúng đắn vì nó làm giảm những yêu cầu không cần thiết ở bên ngoài và giảm đi kích thước trang của bạn. Lazy Load for Videos rất thích hợp nếu website của bạn đăng tải video.
Bạn hãy nhớ là không upload trực tiếp nhạc hay video lên host. Hãy upload dùng các platform up nhạc, video khác, chẳng hạn như Youtube, Vimeo…
6Autoptimize
Autoptimize là một plugin miễn phí với gần 1 triệu lượt tải.
Tác dụng của plugin này là giúp bạn tăng tốc độ tải trang cho WordPress bằng phương pháp Minify.
Phương pháp minify là giảm bớt hay nén không làm mất đi thành phần nào của CSS và JavaScript mà chỉ lược bỏ các khoảng trắng, dấu xuống hàng rồi gộp chúng lại thành một.
Minify có thể làm thủ công nhưng nó hơi rắc rối cho những bạn không rành lập tình hay quản lý các tập tin trên VPS chẳng hạn. Nếu như bạn không sử dụng các plugin cache như WP Super Cache hay W3 Total Cache thì hoàn toàn có thể sử dụng các plugin cho việc minify HTML, CSS và JavaScript.
Ngoài ra, Autoptimize còn hỗ trợ cả CDN nếu bạn có chi phí để sử dụng dịch vụ này.
- Hiện nay, Tự Học MMO cũng đang sử dụng plugin này.
Gzip là một kỹ thuật nén giúp giảm kích thước trang web, do đó tốc độ trang web sẽ được cải thiện. Hầu hết các caches plugin đã kích hoạt nén Gzip. Gzip compression rất có ích của cho môi trường web vì HTML, CSS files sử dụng rất nhiều chữ và khoảng trống.
Vì vậy, kết quả cuối cùng sau khi gzip nén file, kích thước của trang và CSS có thể giảm tới 60-70%.
7P3 Plugin Performance Profilier
Một lúc nào đó, bạn thấy trang web của mình đột nhiên chạy chậm hơn hẳn ???
Và một trong số các nguyên nhân có thể nằm trong số các plugin mà bạn đã cài đặt.
Performance Profiler có chức năng quét thời gian mỗi plugin chiếm dụng mỗi khi website của bạn được tải. Nó sẽ kiểm tra xem plugin nào đang làm chậm website của bạn, sau đó xuất các dữ liệu thống kê chi tiết. Bạn chỉ cần xoá plugin gây ảnh hưởng lớn đến website sau khi nó không còn được sử dụng.
Lưu ý:sau khi sử dụng plugin xong, bạn nhớ gỡ nó ra cho khỏi ảnh hưởng đến tốc độ web nhé! Hiện nay thì plugin này cũng không được update lâu rồi nên mình cũng chưa rõ, bạn cứ cài thử xem
8Plugin Organizer
Plugin Organizer là một plugin cho phép bạn cấu hình các plugins đã cài đặt chỉ được load ở một trang bất kỳ trong wordpress.
Nếu trang web của bạn có nhiều chức năng, cài đặt nhiều plugins thì việc tắt các plugins không sử dụng ở homepage sẽ khiến trang web load nhanh hơn khi người dùng truy cập trang homepage.
Tự Học MMO hiện nay cũng đang sử dụng plugin này và mình thấy nó cực kỳ hữu ích đấy.
9Async JS and CSS
Nếu bạn muốn sử dụng kỹ thuật tải đồng bộ nhanh gọn nhất thì bạn cần nên dùng plugin Async JS and CSS.
Chức năng của nó là sẽ thay đổi lại phương thức tải của toàn bộ file .js và .css có trong trang thành kỹ thuật không đồng bộ, không bao gồm các file thuộc host bên ngoài.
Bình thường, khi các bạn mở 1 trang web bất kì, trình duyệt sẽ phân tích mã nguồn trang, tải các thành phần trang về để hiển thị.
Tuy nhiên, mỗi khi gặp phải 1 đoạn mã JavaScript (.js), trình duyệt sẽ phải ngưng tải các thành phần còn lại để tải xong mã .js này rồi xử lí nó. Điều này khiến tốc độ tải trang chậm hơn, tốn thời gian, khiến người dùng dễ mất kiên nhẫn mà thoát mất.
Từ bất cập đó, công nghệ Async ra đời với mục đích làm cho trình duyệt mỗi khi gặp mã .js sẽ tiếp tục load đoạn mã đó song hành với các thành phần khác. Chỉ khi đoạn mã được load xong xuôi thì mới tiến hành xử lí.
Như vậy sẽ giúp ngăn “thời gian chết” của việc load JavaScript, từ đó giảm thời gian tải trang xuống nhiều lần.
Lời kết
Trên đây là một số plugin mà mình đánh giá là cần thiết giúp bạn tối ưu tốc độ website và tăng tốc độ tải trang WordPress.
Tuy nhiên, bạn không nên cài đặt tất cả mà hãy lựa chọn những plugin nào thực sự cần thiết.
Nhớ là sau khi cài đặt xong, bạn hãy kiểm tra lại tốc độ tải website và so sánh tính hiệu quả hay không nhé.
Chúc bạn thành công!
Kiến thức WordPress liên quan khác
- Hướng dẫn tạo blog/ website WordPress kiếm tiền online chi tiết (2021)
- Hướng dẫn thay đổi tên miền website WordPress sang domain mới (A-Z)
- Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác chi tiết nhất
- Cách tạo thông báo đẩy Push Notification cho website bằng OneSignal
- Tổng hợp 10+ plugin cần thiết nhất cho website WordPress (2020)
- Top 10+ theme tin tức WordPress tốt nhất 2020 (đẹp & chuẩn SEO)
- Top 5+ plugin nén hình ảnh WordPress tốt nhất hiện nay (2020)
- 12 cài đặt WordPress quan trọng nhất sau khi tạo website [2020]
- 5 plugin tạo bảng so sánh WordPress miễn phí tốt nhất (2020)
- 22 Checklist thiết kế web chuẩn SEO 2020 | Hướng dẫn từ A-Z
- Dịch vụ tạo blog, website WordPress trọn gói nhanh chóng
- Fixed TOC (Table Of Contents): Plugin tạo mục lục WordPress chuyên nghiệp
- Đánh giá GeneratePress: theme WordPress cực kì nhẹ & chuẩn SEO 2019
- 20 mẹo sử dụng Gutenberg Editor 2018 | WordPress 5.0
- (A-Z) Hướng dẫn sử dụng Gutenberg WordPress Editor chi tiết [2020]
- Khám phá theme Newspaper – theme tin tức, báo chí tuyệt vời
- [Black Friday] Mã giảm giá MyThemeShop tháng 11/2018 – giảm giá 90% toàn bộ Theme
- Trang trí Tết cho website với câu đối và hoa mai đào khá độc đáo
- Hướng dẫn tạo Button Coupon lấy mã giảm giá cho các trang chia sẻ coupon
- Top 10 plugin Rich Snippets tốt nhất hiện nay cho WordPress