Top 50 công cụ SEO miễn phí tốt nhất & quan trọng nhất (2020)
Nếu bạn là 1 SEOer, đang triển khai các dự án SEO (Search Engine Optimization)/ Online Marketing cho cá nhân hoặc công ty, không thể không sử dụng các công cụ SEO.
Đặc biệt là với các bạn kiếm tiền online qua blog, website thì SEO rất quan trọng.
- Công cụ SEO là vũ khí quan trọng nhất của SEOer chuyên nghiệp nhằm giúp đưa website chiếm lĩnh các vị trí TOP GOOGLE nhanh chóng, an toàn & bền vững.
Nếu bạn muốn thành công trong bất kỳ dự án SEO nào, bạn cần sử dụng tốt các công cụ SEO.
Bài viết này mình giới thiệu tới bạn 50+ công cụ SEO miễn phí vô cùng chất lượng, cần thiết để bạn chinh phục top 1, 2 Google.
Một số công cụ, phần mềm SEO phiên bản trả phí cũng được mình chia sẻ luôn.
Hy vọng bộ công cụ SEO này sẽ là trợ thủ đắc lực, hỗ trợ hữu ích cho bất kỳ SEOer nào trong quá trình làm SEO.
Cùng bắt đầu khám phá “kho vũ khí SEO” dưới đây nhé!
//Bài viết có tham khảo tư liệu từ backlinko.com và được cập nhật mới nhất 2019. Các công cụ SEO này chủ yếu là SEO Mũ Trắng – White Hat SEO, đôi lúc có một chút Gray Hat (SEO mũ xám), tuy nhiên không đề cập tới công cụ SEO Mũ Đen – Black Hat.
A. Công cụ SEO là gì?
Công cụ SEO (SEO tool) là các công cụ, phần mềm, ứng dụng hỗ trợ đắc lực cho người làm SEO về mặt kỹ thuật, quản trị, kiểm tra, đo lường hiệu quả.
Đây là một phần rất quan trọng, được dùng nhiều khi SEO website.
Dựa vào đó, SEOer có thể phân tích, đánh giá, đưa ra chiến lược và lập các kế hoạch cho website.
Một số lợi ích khi bạn sử dụng SEO Tool:
- Phân tích, thống kê, đo lường các tiêu chí SEO của website.
- Nghiên cứu từ khóa (keyword research), kiểm tra, xây dựng backlink, traffic,…
- Theo dõi ranking website, thứ hạng website…
- Phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Đo lường các thông số về traffic website: tuổi, giới tính, quốc gia, hành vi người dùng…
- Giúp đưa từ khóa lên top tìm kiếm nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cao. Tăng lưu lượng traffic, tăng doanh thu cho website…
Các công cụ SEO có thể là: phần mềm, ứng dụng, website, extension trình duyệt hay app di động.
Dựa theo tính năng mà SEO tool có thể được xây dựng đa năng All-in-one hoặc chuyên biệt về 1 tính năng, chia thành các nhóm:
- Kỹ thuật SEO – Technical SEO
- Nghiên cứu từ khóa – Keyword Research
- Xây dựng liên kết – Link Building
- Phân tích Backlink – Backlink Analysis
- Kiểm tra thứ hạng website, thứ hạng từ khóa – Rank Tracking
- Hỗ trợ nội dung – Content Optimization
- Phân tích website – Website SEO Audit/ SEO Analytic
- SEO Video
Tùy vào nhà cung cấp, chúng có thể:
- Miễn phí (FREE)
- Miễn phí nhưng giới hạn tính năng
- Trả phí (PREMIUM)
- Trả phí nhưng cho dùng thử (TRIAL)
Nhiệm vụ của người làm SEO là cần chọn các phần mềm SEO cần thiết, tốt nhất, sau đó sử dụng chúng trong quá trình làm SEO.
Việc bạn kết hợp thành thạo các công cụ SEO chính là một yếu tố tiên quyết giúp bạn có thành công trong 1 dự án SEO hay không ?
B. Các công cụ SEO miễn phí hữu ích và cần thiết nhất
Có rất nhiều công cụ hỗ trợ SEO từ khóa lên top khác nhau nổi tiếng trên thế giới. Chúng được sử dụng tùy theo mục đích của người làm SEO, tính năng, chi phí rẻ hay thấp,…
Từ đó, website của bạn sẽ tăng thứ hạng, tăng lưu lượng truy cập để chuyển đổi thành khách hàng mục tiêu, đem lại doanh thu tối đa.
List công cụ SEO dưới đây gồm cả phiên bản miễn phí, nhiều tool yêu cầu bạn phải trả phí. Mình sẽ chia bộ công cụ SEO này dựa theo tính năng sử dụng phổ biến của nó.
Nhiều công cụ đã tích hợp gần như tất cả tính năng SEO trong đó, nên phần danh sách có thể sẽ lặp lại.
1. CÔNG CỤ SEO CUNG CẤP BỞI GOOGLE
Mặc dù có rất nhiều công cụ SEO với các tính năng khác nhau, nhưng mục đích của SEOer quan trọng là đưa từ khóa lên top tìm kiếm của Google.
Chính vì thế, hãy cùng điểm qua bộ SEO tool của chính Google cung cấp.
Các công cụ SEO miễn phí của Google gần như bắt buộc người làm SEO website phải sử dụng gồm có:
- Google Analytics: theo dõi và phân tích dữ liệu thông tin website chi tiết như: lượng truy cập, khách hàng là ai, đến từ đâu, hành vi của họ,…Nên cài add-on Page Analytics (by Google) tích hợp vào trình duyệt Chrome sẽ rất tiện.
- Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tool): quản trị website và cải thiện hiệu suất cũng như kết quả SEO. Nó bao gồm: submit bài viết, theo dõi lập chỉ mục, hiển thị dữ liệu và theo dõi lưu lượng tìm kiếm, báo lỗi thu thập dữ liệu,…
- Google Keyword Planner (trước đây là Google Keyword Tool): lập kế hoạch từ khóa. Đây là công cụ nghiên cứu, thiết lập từ khóa hỗ trợ nhà quảng cáo chạy các chiến dịch quảng cáo Google Ads cũng như giúp người làm SEO nghiên cứu từ khóa hiệu quả.
Bạn chỉ cần thành thạo 3 công cụ trên đây, mình dám nói bạn gần như đã nắm hết các kỹ thuật cơ bản của SEO.
Ngoài 3 công cụ quan trọng trên, 1 số công cụ hỗ trợ SEO phổ biến khác của Google như:
- Google Trends: thống kê nội dung mọi người đang tìm kiếm theo xu hướng trong 1 khoảng thời gian thông qua thống kê tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa nào đó trên Google Search, Google News, Google Shopping, Youtube…
- Google Pagespeed Insights: chấm điểm chất lượng website theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Google, trong đó 2 yếu tố chính là tốc độ tải trang và sự thân thiện với trải nghiệm người dùng.
- Google Sheets + add-on Search Analytics for Sheets: thu thập, xử lý, phân tích tất cả các loại dữ liệu SEO, nên dùng khi làm báo cáo SEO.
- Google Tag Manager: quản lý, thêm các thẻ tag (đoạn code hay mã tracking) vào website (hay mobile app) mà không cần chỉnh sửa đến code, có thể là các thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel),…
Nếu bạn là một newbie mới làm SEO, bạn nên bắt đầu với những công cụ SEO cơ bản này.
Ngoài ra, bạn nên dùng các công cụ SEO cho các SERP khác như Bing Webmaster Tools (tương tự Google Search Console) và Yandex Metricana – công cụ phân tích.
>> Xem thêm: Google Tag Manager là gì? 10 ưu điểm khi dùng Google Tag Manager
2. CÔNG CỤ SEO NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là phần rất quan trọng trong bất kỳ chiến dịch SEO nào.
Công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn tìm ra bộ từ khóa hợp lý nhất thông qua phân tích, đánh giá các từ khóa mà người dùng hay tìm kiếm trên Google với các đặc điểm như: số lượt tìm kiếm, độ cạnh tranh, giá thầu từ khóa, ý định của khách hàng,…
Kết quả của bước này có thể bạn sẽ ra được các bộ từ khóa dài, bộ từ khóa ngách, bộ từ khóa bỏ quên,…
Dựa vào các bộ từ khóa này, bạn sẽ có được ý tưởng viết bài, từ đó có thể xây dựng cấu trúc site phù hợp và nội dung của website chuẩn SEO.
Dưới đây là các công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến:
- Google Keyword Planner
- Google Search Console
- Google Search & Google Suggest
- Keywordtool.io: công cụ tìm kiếm, phân tích từ khóa cực kỳ mạnh mẽ, đặc biệt là longtail keywords, giúp bạn biết được các từ khóa người dùng hay search trên Google, Youtube, Bing…
- Google Trends
- KWFinder.com: công cụ nghiên cứu từ khóa cực lý tưởng, giúp bạn dễ dàng tìm ra những từ khóa dài (long tail keyword) có độ khó SEO thấp, độ canh tranh thấp, lượng tìm kiếm hàng tháng cao.
- Ahrefs Keywords Explorer: công cụ nghiên cứu từ khóa rất chất lượng của Ahrefs – 1 SEO tool cực kỳ khủng khiếp.
- Ubersuggest: công cụ nghiên cứu từ khóa rất nổi tiếng, mới đây đã được mua lại bởi Neil Patel – một blogger nổi tiếng trên thế giới về Internet Marketing.
- Answer The Public: một công cụ SEO hiệu quả đưa ra cho bạn rất nhiều từ khóa liên quan tới từ khóa gốc với dạng (what, which, when, why, who,…)
- BuzzSumo: công cụ hỗ trợ tìm ý tưởng, tìm ra nội dung được chia sẻ nhiều nhất liên quan đến keyword của bạn trên Facebook, Twitter, Pinterest, Reddit…
- LSIGraph: công cụ nghiên cứu từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) – là loại từ khóa và chủ đề có cùng ngữ nghĩa với từ khóa chính của bạn.
Cơ bản bạn chỉ cần mấy tool trên là có thể xây dựng được bộ từ khóa vô cùng ngon lành rồi.
Nếu muốn nâng cao hơn, bạn có thể kết hợp tìm kiếm và phân tích từ khóa bằng cách sử dụng thêm các công cụ dưới đây:
- Keyword.io
- WikiPedia
- Bing Keyword Tool
- SEMRush
- Soovle.com
- Keyworddit.com
- LongTailPro.com
- Feedly.com
- KeywordsEverywhere.com
- GoodKeywords.com
- Keywordrevealer.com
- Secockpit.com
- Keyworddit.com
- Serps.com/tools/keyword-research/
- Moz.com/tools/keyword-difficulty
- Wordtracker.com
- Keysearch.co
- Seedkeywords.com
- Lsikeywords.com
Một số thống kê về SEO được công bố bởi: https://www.hubspot.com/marketing-statistics
SEO địa phương (Local SEO)
- 72% người tiêu dùng tìm kiếm dạng local search đã ghé thăm một cửa hàng trong khoảng cách 8 km.
- 28% tìm kiếm dạng “chỗ nào đó gần đây” đã dẫn đến việc mua hàng.
- Local search đã điều hướng 50% người dùng di động đến thăm các cửa hàng trong vòng một ngày.
- 61% người tìm kiếm qua điện thoại sẽ liên hệ tới doanh nghiệp địa phương nếu họ có trang web thân thiện với thiết bị di động.
Tìm kiếm trên di động
- Google chiếm 96% lưu lượng tìm kiếm di động.
- Hơn 51% người dùng đã phát hiện ra một công ty hoặc sản phẩm mới trong khi tìm kiếm trên điện thoại.
- 78% tìm kiếm dựa theo vị trí trên điện thoại sẽ dẫn tới mua hàng offline.
- 48% người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm trên di động với một công cụ tìm kiếm.
- 86% người dùng tìm kiếm vị trí một cửa hàng, doanh nghiệp trên Google Maps.
Tìm kiếm tự nhiên (Organic Search)
- Google chiếm 94% tổng lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic).
- Trang kết quả đầu tiên của Google trung bình chứa 1.890 từ.
- 50% truy vấn tìm kiếm gồm bốn từ trở lên.
- 61% các nhà tiếp thị Marketer nói rằng cải thiện SEO là chiến lược Inbound Marketing ưu tiên.
- 70-80% người dùng tìm kiếm chỉ tập trung vào các kết quả tự nhiên, không phải quảng cáo.
- Nội dung video mang lại hiệu quả tìm kiếm tự nhiên cao hơn 50 lần so với văn bản text.
- SEO tự nhiên đem lại hiệu quả tốt hơn 5,66 lần so với chạy quảng cáo.
- 1 video trong bài viết tăng lượng traffic tự nhiên từ search lên 157%.
3. CÔNG CỤ SEO PHÂN TÍCH WEBSITE, ĐÁNH GIÁ SEO
Các công cụ phân tích website, đo lường SEO là rất cần thiết để SEOer có thể kiếm tra được tình trạng website đã tối ưu hóa SEO chưa: on-page, off-page, tốc độ load, số lượt truy cập, thời gian dừng dwell time, tỷ lệ bounce rate, số backlink, organic traffic, organic keyword, errors, responsive mobile…?
Dựa theo đó, bạn có thể đưa ra những khắc phục cần thiết giúp cải thiện hiệu suất website, nâng cao điểm SEO hơn.
Hoặc bạn cũng có thể phân tích được website đối thủ cạnh tranh rất tốt.
Việc dùng các tool website audit sẽ giúp kiểm tra tổng thể, phân tích toàn diện các tiêu chí SEO, nó sẽ chấm điểm và đưa ra những khuyến nghị để bạn điều chỉnh.
Bên dưới là các công cụ phân tích SEO website hữu hiệu:
- Google Analytics
- Google Search Console
- Ahrefs: bộ công cụ phân tích website, kiểm tra backlink, keyword, rank tracking toàn diện nhất hiện nay.
- SEOQuake: tiện ích SEO miễn phí tích hợp trên các trình duyệt Mozilla Firefox, Google Chrome, Opera giúp check toàn bộ yếu tố on-page của 1 website.
- Web Developer: addon này đi sâu vào vấn đề kỹ thuật web, giúp bạn soi rất kỹ website như: xem các thẻ H1, H2, H3…, các thẻ Alt của ảnh, nofollow, CSS trên site.
- MozBar: tiện ích SEO miễn phí tích hợp trên trình duyệt cho phép check điểm PA/DA của 1 website. Bạn cũng có thể tham khảo bản trả phí Moz Pro.
- WooRank: công cụ cực kỳ hay giúp kiểm tra và đánh giá tổng thể độ chuẩn SEO của website trên thang 100 điểm, sau đó đưa ra báo cáo, khuyến nghị về các lỗi cần sửa.
- SEMrush: công cụ phân tích website rất nổi tiếng trên cộng đồng SEO. Tương tự như Ahrefs, SEMrush đưa ra thống kê về backlink, traffic, keyword…rất chi tiết. Một kỹ thuật nghiên cứu từ khóa mình hay dùng là kết hợp SEMrush và KWFinder.
- Varvy SEO tool: đây là tool free mình khá thích, giúp kiểm tra tổng thể SEO của website rất nhanh và chi tiết.
- Siteprofiler.com
- Alexa.com: bộ tool tích hợp đầy đủ tính năng SEO rất nổi tiếng của Amazon
Một bộ SEO tool All-in-one “toàn năng” được dân làm SEO sử dụng là SEO PowerSuite. PowerSuite có tất cả những gì mà một SEOer chuyên nghiệp cần:
Ngoài ra, bạn có thể check site bởi các phần mềm, công cụ dưới đây:
- Raventools.com
- Smallseotools.com
- Screaming Frog SEO Spider
- SEO Power Suite
- RSEO
- Share4SEO
- Linkdex.com
- Seositecheckup.com
- Seowebpageanalyzer.com
- SEO SpyGlass
- SEOMonitor.com
- Serpwoo.com
- Cognitiveseo.com
*Bạn có thể xem ngay bài viết kỹ thuật SEO hình ảnh để hiểu rõ hơn về tối ưu hóa hình ảnh lên top Google như thế nào?
>> Xem thêm: Kinh nghiệm tự học SEO từ cơ bản tới nâng cao
4. CÔNG CỤ SEO PHÂN TÍCH BACKLINK, XÂY DỰNG LIÊN KẾT (LINK BUILDING)
Phân tích, xây dựng liên kết, kiểm tra backlink từ website của mình hoặc kiểm tra các đối thủ cạnh tranh luôn là việc làm cần thiết của SEOer hàng ngày.
Ví dụ: kiểm tra tình trạng backlink mới, cũ, mất, chỉ số backlink PR, DA, PA, link dofollow hay nofollow, outbound/ inbound link, spam link…
Mặc dù tính năng này hầu hết đã được tích hợp trong các công cụ bên trên, một số tool được xây dựng chuyên biệt về nó.
Bạn có thể tham khảo các công cụ dưới đây:
- SEMRush
- Ahrefs
- Moz Link Explorer
- Majestic SEO: công cụ SEO rất nổi tiếng chuyên về backlink.
- BuzzStream: công cụ giúp quản lý và kiểm soát chiến dịch link building.
- GSA Ranker: phần mền SEO giúp xây dựng backlink đa dạng từ các nguồn khác nhau như: Article, blog comment, forum, Guestbook, RSS, Social bookmark, web 2.0,…
- Linkminer: công cụ phân tích backlink rất mạnh của Mangools (cũng sở hữu KWFinder)
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các tool dưới đây:
- Monitorbacklinks.com
- Alexa.com
- Link Prospector
- Sitechecker.pro
- Guestposttracker.com
- Openlinkprofiler.org
- Linkody.com
- Linkresearchtools.com
- SEO SpyGlass
- BACKLINK WATCH
- urlprofiler.com
- Smallseotools.com
5. CÔNG CỤ HỖ TRỢ CONTENT MARKETING
Nhóm công cụ này giúp bạn tìm ý tưởng, chủ đề, hỗ trợ soạn thảo, xây dựng nội dung…khi làm Digital Marketing, rất tốt cho SEOer viết bài chuẩn SEO.
Ngoài các công cụ về nghiên cứu từ khóa, theo dõi website kể trên, bạn nên tham khảo các công cụ sau đây:
- Ladipage: nền tảng thiết kế Landing Page chuyên nghiệp mà không cần biết gì về code. Chỉ cần kéo-thả & chỉnh sửa nội dung.
- WordPress.org: nền tảng xuất bản nội dung, làm blog, website phổ biến nhất trên thế giới.
- Google News, Google Alert
- Yoast SEO: plugin giúp tối ưu SEO cho bài viết WordPress. Tham khảo thêm plugin SEO Rank Math của MyThemeShop.
- Copyscape: kiểm tra nội dung trùng lặp.
- Canva: phần mềm thiết kế đồ họa trực tuyến tạo logo, banner, danh thiếp, thumbnail…cực kỳ đẹp mắt.
- Blog2Social: tự động chia sẻ bài viết mới lên mạng xã hội.
- Coschedule.com: quản lý lịch trình viết bài.
- FastStone Capture: phần mềm chụp ảnh màn hình, chỉnh sửa ảnh.
- Visual.ly & Easel.ly: website tạo nội dung visual content (Infographic, Graphic, Video…).
- Evernote: ứng dụng tạo ghi chú cá nhân.
- Grammarly: phát hiện lỗi chính tả và ngữ pháp.
- Blog Ideas Generator: công cụ gợi ý tiêu đề bài viết.
- Headline Analyzer: phân tích và tối ưu tiêu đề bài viết.
6. CÔNG CỤ SEO KIỂM TRA THỨ HẠNG TỪ KHÓA
- SERPWatcher: công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa trên Google. Tham khảo thêm Ahrefs, SEMRush.
- SERPROBOT: công cụ kiểm tra miễn phí thứ hạng từ khóa trên Google.
- WhatsMySERP: công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa.
7. CÔNG CỤ SEO KHÁC
- SimilarWeb: phân tích, thống kê traffic tới website.
- Alexa: kiểm tra thứ hạng website.
- GTMetric: phân tích tốc độ và hiệu suất trang web
- Pingdom: kiểm tra tốc độ load website.
- Chrome Developer Tools: công cụ gỡ lỗi trang web được tích hợp trong Google Chrome. Sử dụng nó để gỡ các lỗi về tốc độ trang, cải thiện hiệu năng render trang…
- Google Disavow Links: gỡ bỏ liên kết bẩn, spam, lỗi, chất lượng kém tới website.
- Google My Business: hay SEO Google Maps, đây là nền tảng quan trọng khi làm Local SEO.
- GetResponse & Mailchimp: 2 dịch vụ email marketing chuyên nghiệp.
- JSON‐LD Schema Generator: công cụ tạo đánh dấu Schema cho trang web.
- Tinyjpg/Tinypng: công cụ nén ảnh online.
- Spineditor.com: công cụ hỗ trợ SEO mạnh mẽ của người Việt giúp: spin content, check thứ hạng từ khóa,…
- TubeBuddy & VidIQ: 2 công cụ mạnh mẽ để SEO Youtube hiệu quả.
- CheckMyLinks: add-on trên trình duyệt web giúp kiểm tra broken link.
- CloudFlare: dịch vụ DNS trung gian giúp điều phối lượng truy cập vào website thông qua lớp bảo vệ của CloudFlare.
- Hunter.io: tìm tất cả các địa chỉ email liên quan đến một trang web nào đó.
- Brokenlinkcheck.com: kiểm tra các link gãy broken trong website.
- Google Rank Checker: kiểm tra thứ hạng từ khóa trên Google.
- DYNO Mapper: công cụ tạo sitemap và theo dõi thứ hạng keyword.
Lời kết
…sau rất nhiều công cụ SEO mình kể ra trên đây !
Quá nhiều luôn !
Thú thật mình cũng chỉ mới biết tới những tool kể trên, và có những tool mình dùng thường xuyên, cũng có những tool mình chưa sử dụng.
Trong khi SEO là một lĩnh vực rất rộng, rất khó và các bộ tool, software hỗ trợ SEO thì nhiều vô kể.
Đừng quá lo lắng nếu bạn không biết nên sử dụng tool nào trước, tool nào thì hiệu quả khi triển khai SEO tốt hơn ?
Mình khuyên bạn hãy ưu tiên bắt đầu từ các công cụ SEO web của Google trước, thành thạo chúng => sau đó bạn tìm hiểu sử dụng + kết hợp các công cụ khác.
Với những tool trả phí như Ahrefs hay KWFinder chẳng hạn, mặc dù rất tốt nhưng chi phí hàng tháng bản PREMIUM không hề rẻ.
Nếu bạn làm dự án lớn, làm cho công ty thì nên mua tài khoản trả phí, hoặc bạn có thể tìm các dịch vụ mua chung tool sẽ tiết kiệm hơn.
Ngoài các tool tuyệt vời kể trên, nếu bạn biết thêm công cụ SEO mạnh mẽ nào khác thì nhớ chia sẻ phần comment để mình update vào bài viết nhé!
Chúc bạn thành công và sớm trở thành một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực SEO.
– Bản quyền thuộc về TUHOCMMO. Mọi sao chép bài viết là trái phép –
liên quan khác
- 40+ khóa học MMO & Digital Marketing “chất” năm 2021 tại KTcity (Nên đăng ký)
- Hướng dẫn cài đặt Google Analytics cho WordPress chi tiết A-Z (2021)
- SEO hình ảnh 2021: 20 kỹ thuật tối ưu hình ảnh chuẩn SEO
- 19 cách tăng view Youtube chất lượng, miễn phí hiệu quả nhanh nhất (2021)
- FAQ Schema là gì? Hướng dẫn tạo FAQ Schema cho website (2021)
- Google Tag Manager là gì? 10 ưu điểm tuyệt vời khi dùng Tag Manager
- Yandex Metrica: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng chi tiết từ A-Z
- (Kinh nghiệm) 10 cách học SEO hiệu quả cho người mới bắt đầu (A-Z)
- 8 cách nghiên cứu từ khóa Youtube tốt nhất để SEO video #1 (2020)
- Top 5+ plugin nén hình ảnh WordPress tốt nhất hiện nay (2020)
- Hướng dẫn cài đặt & sử dụng Google Search Console mới nhất (2020)
- Hướng dẫn cách report DCMA tới Google nhanh nhất [2020]
- SEO Offpage có thật sự còn quan trọng trong năm 2019?
- 22 Checklist thiết kế web chuẩn SEO 2020 | Hướng dẫn từ A-Z
- Top công cụ Content Marketing hỗ trợ viết Blog tốt nhất | Tìm ý tưởng cho bài viết blog ?
- 7 cách thu hút người xem đến website của bạn
- SEO là gì? Hướng dẫn cơ bản về SEO mới nhất