WHO: Các triệu chứng hậu Covid-19 thường kéo dài 2 tháng
Năm thứ ba của đại dịch, thế giới đối mặt với tình trạng hậu Covid-19 hay còn gọi là Covid-19 kéo dài.
Nhiều người đã phải đối mặt với một số biến chứng ngay cả khi đã khỏi Covid-19. Rõ ràng, căn bệnh này không bỏ sót bất kỳ cơ quan nào của cơ thể và để lại ảnh hưởng hàng tháng, thậm chí cả năm sau đó.
Hậu Covid-19 dài thường kéo dài từ 2 tháng trở lên. "Nếu các triệu chứng biến mất trong vòng một tháng, tình trạng đó không được coi là hậu Covid-19", chuyên gia nói.
Có khoảng 200 biểu hiện bệnh xuất hiện ở giai đoạn này, bao gồm 3 tác động phổ biến nhất.
Ảnh minh họa
Mệt mỏi
Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi chiến đấu chống lại virus. Tình trạng này tồn tại ở người từng nhiễm bệnh trong nhiều tuần. Các chuyên gia thông tin, mệt mỏi là triệu chứng khá phổ biến xuất hiện ở các bệnh nhân hồi phục sau Covid-19.
Khó thở
"Trước đây, bạn có thể chạy vài km nhưng bây giờ, bạn không chạy được lâu vì cảm thấy hụt hơi?", Tiến sĩ Diaz đặt vấn đề.
Khó thở hoặc thở gấp gáp dù vận động nhẹ nhàng là hiện tượng thường xảy ra ở những người đã nhiễm Covid-19.
Rối loạn chức năng nhận thức
Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não, gây ra tình trạng sương mù não. Khi đó, một người rơi vào tình trạng khó tập trung, trí nhớ suy giảm, khó ngủ…
Triệu chứng tim mạch
Ngoài 3 biểu hiện chính trên, giới chuyên môn cũng đề cập tới các bất thường tim mạch. Các triệu chứng có thể biểu hiện theo những cách khác nhau như khó thở bộc lộ qua hiện tượng tim đập nhanh.
Một phân tích theo dõi các bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ trong vòng 1 năm sau khỏi bệnh. Ở nhóm này, nguy cơ tim mạch tăng lên với các dạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, cục máu đông, có khả năng dẫn tới tử vong.
Khi nào nên lo lắng bị Covid-19 kéo dài?
"Mọi người nên bắt đầu lo lắng nếu còn các triệu chứng sau 3 tháng nhiễm bệnh. Đây là khoảng thời gian giúp mọi người phục hồi sau khi nhiễm Covid-19", Tiến sĩ Diaz nói.
Không có phương pháp điều trị chung cho mọi trường hợp. Việc chữa bệnh phải lấy người mắc làm trung tâm và tập trung vào các triệu chứng mà người đó gặp phải.
Hiện tại không có bất kỳ loại thuốc nào để điều trị biến chứng hậu Covid-19 nhưng có các biện pháp can thiệp như phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống…
Tiến sĩ Diaz cũng đề nghị tránh các hoạt động gây ra tình trạng hậu Covid-19: "Đừng cố gắng quá sức nếu bạn bị mệt mỏi, không làm nhiều việc nếu bạn bị sương mù não". Chuyên gia của WHO cũng khuyến cáo mọi người nên tham khảo ý kiến kịp thời từ bác sĩ về sức của của mình.
An Yên (Theo Times of India)
Nguyên nhân test nhanh Covid-19 âm tính nhưng vẫn ho, đau họng
Dù đã âm tính, người mắc Covid-19 vẫn có thể còn triệu chứng bệnh do các cơ quan trong cơ thể tổn thương.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn