Vụ nhân viên y tế bị ‘bỏ đói’: Bệnh viện Tuệ Tĩnh ‘xin’ Bộ Y tế tạm ứng 10,2 tỷ đồng
Sau 2 ngày nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (cơ sở thực hành của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam) căng băng rôn đòi chi trả số lương bị nợ, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã có thông tin về hướng giải quyết gấp tiền lương và các khoản phúc lợi dịp Tết cho nhân viên y tế.
Cụ thể để giải quyết vấn đề lương, Học viện đã báo cáo Bộ Y tế để Học viện được phép cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh tạm ứng từ nguồn quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp kết dư của Học viện để Bệnh viện thực hiện chi trả 50% tiền lương, phụ cấp tháng 12/2021 và tháng 1/2022 cho cán bộ viên chức, người lao động.
Đồng thời Học viện này đề nghị Bộ Y tế xem xét bố trí gấp nguồn kinh phí của Bộ Y tế để tạm ứng trước cho bệnh viện với số tiền là 10,2 tỷ đồng để có kinh phí chi trả phần tiền lương, phụ cấp còn nợ từ tháng 5/2021 cho cán bộ viên chức và người lao động.
Nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường yêu cầu trả lương
Ngày 13/1, Học viện cũng đã tổ chức họp, thống nhất cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh ứng trước khoản kinh phí chi lương và thống nhất chi các khoản phúc lợi, Tết Nguyên đán Nhâm Dần theo mức chi chung toàn Học viện cho viên chức, người lao động thuộc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
Thông tin đến báo chí, Viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cho hay, học viện này tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh báo cáo chi tiết thực trạng về tài chính và phương án thu chi để báo cáo Bộ Y tế đề xuất với Bộ Tài chính, Chính phủ bố trí các nguồn kinh phí hỗ trợ bệnh viện để chi trả kịp thời tiền lương cho viên chức, người lao động.
Bên cạnh đó, đánh giá kết quả hoạt động sau 3 năm thực hiện loại hình đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên nhất là trong thời gian dịch bệnh hiện nay làm cơ sở đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Y tế, Bộ Tài chính…) điều chỉnh loại hình tự chủ về tài chính cho Bệnh viện, từ loại hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên sang loại hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
“Học viện và Bệnh viện Tuệ Tĩnh sẽ thực hiện đầy đủ theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, tiếp tục phối hợp với chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để giải quyết dứt điểm việc nợ lương viên chức, người lao động, bảo đảm lợi ích hợp pháp của viên chức và người lao động”, phía học viện khẳng định.
Bệnh viện Tuệ Tĩnh thực hiện tự chủ trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, để khắc phục những khó khăn trong thời gian tới, Ban Giám đốc Học viện tiếp tục chỉ đạo bệnh viện thực hiện nhiều giải pháp. Cụ thể, thực hiện các giải pháp để tăng cường các nguồn thu, tiết kiệm chi, từng bước đảm bảo ổn định tình tài chính của bệnh viện, đảm bảo đời sống cán bộ viên chức và người lao động, nâng cao năng lực quản trị bệnh viện.
Đồng thời, chỉ đạo tổ chức lại hoạt động chuyên môn của bệnh viện trong tình dịch bệnh hiện nay, tăng cường tối đa các hoạt động chuyên môn, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Trước đó, vào chiều 11 và 12/1, tại cổng Bệnh viện Tuệ Tĩnh, hàng chục nhân viên y tế tiếp tục cầm băng rôn: “Hãy trả lương cho chúng tôi”; “Nhân viên bị bỏ đói”… dù nguyên lãnh đạo bệnh viện có mặt để thuyết phục họ dừng việc đấu tranh.
Theo phản ánh của các nhân viên bệnh viện, phần lớn cán bộ Bệnh viện Tuệ Tĩnh là điều dưỡng viên, hệ số lương của người lao động rất thấp. Nhưng từ tháng 5-11/2021, khoảng 160 nhân viên y tế của bệnh viện chỉ được nhận 50% tiền lương. Đến tháng 12/2021, họ không nhận được lương và tháng 1/2022 dự báo không có lương với lời giải thích “không có nguồn thu vào để chi được lương”.
Việc này đã khiến cuộc sống nhân viên y tế vô cùng khó khăn, sau giờ làm họ phải đi bán rau, ship hàng, chạy xe ôm… để kiếm sống.
Trước những kiến nghị trên của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, trao đổi với PV VietNamNet, bà Lê Thanh Bình - Tổ trưởng Tổ công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, ban giám đốc đã đưa ra kiến nghị này với Bộ Y tế cách đây gần 2 tháng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
“Chúng tôi đã chờ đợi thêm 2 tháng để Bộ Y tế vào cuộc nhưng đến nay khi Tết đang cận kề chúng tôi vẫn chưa nhận được một đồng nào. Ban giám đốc không có phương án giải quyết mà chỉ kiến nghị, đề nghị Bộ Y tế, Công đoàn Y tế chi trả”, bà Bình nói.
Ngọc Trang

Vụ 40 nhân viên y tế 'xuống đường' đòi nợ lương: Học viện Y học cổ truyền lên tiếng
Trước sự việc 40 cán bộ y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh "xuống đường" gây sức ép đòi nợ lương, Học viện Y học học cổ truyền đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ kinh phí để trả lương người lao động.

Nhân viên y tế bệnh viện xuống đường đòi quyền lợi vì "bị bỏ đói"
Chiều 12/1, tại cổng Bệnh viện Tuệ Tĩnh, hàng chục nhân viên y tế tiếp tục cầm băng rôn: “Hãy trả lương cho chúng tôi”; “Nhân viên bị bỏ đói”… dù nguyên lãnh đạo bệnh viện có mặt để thuyết phục họ dừng việc đấu tranh.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

