Vợ chồng trẻ chăm cho con đi cắm trại để tận hưởng cuộc sống
Với bộ đồ cơ bản cho những hoạt động thiết yếu như lều, tăng, xe kéo, bàn ghế..., vợ chồng chị Nguyễn Hà My (30 tuổi, Hà Nội) thường đưa hai con - 6 và 2,5 tuổi - đi cắm trại vào cuối tuần.
Rời xa thành phố ồn ào và đầy khói bụi, điểm dừng chân của họ thường là địa điểm vắng người, được hòa mình với thiên nhiên.
Vợ chồng chị Hà My luôn đưa hai con theo trong những chuyến cắm trại vào cuối tuần. |
Chị Hà My cho hay đến nay, gia đình chị từng cắm trại ở khá nhiều nơi, hầu hết thuộc khu vực phía Bắc và Tây Bắc. Mỗi chuyến đi đều là trải nghiệm thú vị.
Đi cắm trại để tránh tiếp xúc nhiều người trong dịch
Ban đầu, gia đình chị Hà My thường xuyên đi du lịch nghỉ dưỡng. Con trai chị khá nhút nhát và hồi nhỏ chậm nói nên vợ chồng chị muốn cho bé đi nhiều, đồng thời tạo điều kiện để bố mẹ có nhiều kỷ niệm và thời gian bên con.
“Sau đó, gia đình mình đi cắm trại vài lần và bắt đầu mê. Đặc biệt là trong dịch Covid-19, những chuyến đi lại càng trở nên hợp lý vì không phải tiếp xúc với nhiều người”, người mẹ trẻ nói.
Chuyến đi đầu tiên của gia đình chị Hà My là tới Ba Vì - địa điểm an toàn và phổ biến mà mọi người thường nghĩ đến khi đi cắm trại. Khi đó, do chưa có kinh nghiệm, vợ chồng chị đi cùng hai người bạn nước ngoài để vừa an toàn hơn, vừa giới thiệu cho họ về cảnh đẹp Việt Nam.
Theo chị Hà My, sắm bộ đồ cắm trại là khoản tốn kém chi phí nhất, còn ăn uống, đi lại đều rẻ. |
“Dịch lúc đó chưa bùng phát nên cả nhóm khá thoải mái. Đồ đạc cũng chưa có đầy đủ nên mỗi người mang đi một chút, thiếu còn đi mượn của nhà khác nữa. Hơi ngại nhưng rất vui”, chị nhớ lại.
Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, gia đình chị Hà My tự đi khám phá những địa điểm mới, mỗi chuyến cách nhau 1-2 tuần.
Tiêu chí chọn nơi cắm trại của vợ chồng trẻ là hoàn toàn thiên nhiên, nhiều cây cối để vừa có chỗ cho hai con chơi đùa, vừa là dịp cho các bé thư giãn đôi mắt sau những ngày học online.
“Trong đợt dịch vừa qua, gia đình mình phải giãn tần suất đi theo đúng chỉ thị của thành phố. Khi hết giãn cách, nhà mình cũng chọn địa điểm thoáng đãng, vắng vẻ. Đôi khi lên kế hoạch đến địa điểm rất đẹp nhưng tới nơi thấy đã có gia đình khác, vợ chồng mình cũng rời đi chứ không muốn tiếp xúc đông người”, chị nói.
Tiêu chí chọn địa điểm cắm trại của vợ chồng chị Hà My là hơi gần gũi thiên nhiên, tránh tiếp xúc đông người. |
Mỗi chuyến đi, chị Hà My lên kế hoạch trước 1-2 ngày, chủ yếu là tìm địa điểm, còn lại ăn uống, sinh hoạt đã quen nên không cần chuẩn bị quá nhiều. Chi phí thường rơi vào khoảng 400.000 đồng tiền xăng, 300.000 đồng tiền ăn cho cả gia đình.
Dạy con yêu thiên nhiên
Công việc của vợ chồng chị Hà My làm trong giờ hành chính. Bởi vậy, cuối tuần, hai người cố gắng sử dụng tối đa thời gian cho các con.
“Mình thích nhất là những lần tìm được địa điểm cắm trại mới chưa ai khám phá ra. Còn lại, mỗi chuyến đi đều vui và đáng nhớ, không chỉ ở cảnh đẹp trên đường mà còn là những tình huống dở khóc dở cười, sự cố như nôn, trớ… của các bạn nhỏ. Mình tin rằng tất cả kỷ niệm đó sau này nhắc lại ai cũng sẽ rất vui”, chị nói.
Qua những chuyến đi, chị Hà My thấy hai con mạnh dạn và tự lập hơn. Các bé cũng biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cảnh quan, dọn dẹp sau khi cắm trại.
Ngoài ra, vợ chồng chị cũng thường kết hợp cho con vừa chơi, vừa học tiếng Anh nên bên cạnh niềm vui, các bé cũng có thêm kiến thức mới. Thậm chí khi về nhà, con trai chị Hà My cũng thường kể lại kỷ niệm trong các chuyến đi rành rọt bằng ngoại ngữ.
“Mỗi nơi đặt chân tới, vợ chồng mình thường cho các con lưu lại dấu chân đầu tiên trước khi bố cắm lều. Dấu chân sẽ phai đi nhưng kỷ niệm và tình cảm của hai anh em sẽ lưu giữ mãi. Hai bé luôn đi cùng nhau, anh lớn cũng biết chăm sóc và bảo vệ em gái”, chị nói.
Các con của chị Hà My dạn dĩ hơn sau mỗi chuyến đi cắm trại. |
Ngày trước, con trai chị Hà My thường hỏi bố mẹ bao giờ lại được đi nghỉ dưỡng. Giờ cậu bé quên hẳn, chỉ mong đến cuối tuần để đi cắm trại. Đó là điều khiến vợ chồng chị vui vì con có trải nghiệm đa dạng trong cuộc sống.
Theo Zing
Người Hà Nội hân hoan với chuyến dã ngoại đầu tiên sau giãn cách
Những chuyến dã ngoại đầu tiên sau giãn cách của người Hà Nội đầy háo hức nhưng không kém phần thận trọng.
Kinh nghiệm hay liên quan khác
- Chàng trai du lịch vòng quanh thế giới suốt 10 năm
- Cuộc sống bên trong trại tị nạn, nhà container của người Việt rời Ukraine
- 43 tuổi, một lần 'lỡ' cùng bạn thân của vợ, tôi đau đớn tột cùng
- Chú rể đi ô tô đến gần nhà gái, nước ngập phải chèo thuyền hỏi vợ
- Cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất thế giới
- 'Thầy Công Ninh' tiết lộ cách tán đổ học trò kém 21 tuổi
- 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Mẹ đi xe máy 94 ngày, qua 25 quốc gia để thăm con
- Chồng lương thấp đưa 5 triệu/tháng, đọc tin nhắn anh gửi vợ cũ tôi rụng rời
- Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- Người phụ nữ béo nhất thế giới có ngoại hình bất ngờ sau 10 năm
- Con khóc, mẹ luống cuống lái xe lao xuống hồ
- 'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- Hầu hết đàn ông đều có những suy nghĩ này khi ngoại tình
- Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh minh
- Mâm lễ cúng Tết Thanh minh đầy đủ, chi tiết
- Hàng nghìn con rắn quấn dày đặc trên cây ở miền Tây
- Phát hiện chồng ngoại tình trong căn biệt thự bỏ hoang
- Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022