Việt Nam tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ từ tháng 11, nhóm 16-17 tuổi tiêm trước
Theo Bộ Y tế, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em sẽ được tổ chức trên toàn quốc với loại vắc xin Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất (vắc xin Pfizer). Đây là vắc xin Covid-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em, đảm bảo an toàn và được nhiều nước sử dụng.
Chiều 26/10, tại cuộc họp với các đơn vị liên quan về chiến dịch tiêm chủng nói trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các đơn vị chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ theo độ tuổi đã hướng dẫn trong văn bản 8688 ngày 14/10 của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.
Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện trước với trẻ em từ 16-17 tuổi, sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm cho trẻ.
Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em được triển khai tương tự chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian qua. Các điểm tiêm đặt tại trạm y tế xã/phường, các trường học, trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số trẻ có bệnh nền, béo phì).
![]() |
Vắc xin Covid-19 của Pfizer - Ảnh: reuters |
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, yêu cầu hàng đầu trong tổ chức tiêm chủng cho trẻ là đảm bảo an toàn. “Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường theo dõi phản ứng sau tiêm để kịp thời hỗ trợ xử lý theo đúng quy định”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng cho biết, việc tiêm chủng cho trẻ em sẽ được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.
Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho tất cả tỉnh, thành phố về tiêm chủng cho trẻ em trong ngày 29/10. Đồng thời, giao các đơn vị hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.
Các địa phương cần thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Thực hiện theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm, hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm đúng quy định.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ 12-17 tuổi đủ điều kiện tiêm tích cực tham gia tiêm kịp thời, đầy đủ.
Đối với trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, Bộ Y tế thông tin đã lên kế hoạch triển khai tiêm chủng trong năm 2022 trên cơ sở khoa học và cập nhật các loại vắc xin cho lứa tuổi này.
Song song với việc tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiêm vắc xin mũi 1 và bao phủ vắc xin cho người từ 50 tuổi trở lên để bảo vệ đối tượng này trước nguy cơ dịch bệnh, giảm nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Nguyễn Liên

TP.HCM kiến nghị tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ em
Ngày 25/10, Sở Y tế TP.HCM đề xuất được tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

