Vì sao chúng ta bị 'mắc kẹt' trong những mối quan hệ không lành mạnh?
Sợ cô đơn
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, nỗi sợ cô đơn là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta không đủ mạnh mẽ để bước ra khỏi một mối quan hệ tiêu cực. Đơn giản vì bạn cho rằng: Ít ra có một người ở cạnh, dù không hoàn hảo, còn hơn là độc thân.
Chính môi trường sống xung quanh đôi khi khiến mọi người đánh đồng việc “ở một mình” hoặc độc thân là tiêu cực, thậm chí là đáng xấu hổ.
Có lòng tự trọng kém
Các nghiên cứu cũng tiếp tục chỉ ra rằng những người có lòng tự trọng kém thường dễ bị “mắc kẹt” trong một mối quan hệ độc hại. Nếu bạn không thể tôn trọng chính mình, sẽ rất khó để khiến người khác tôn trọng bạn.

Một số người sau khi trải qua những tổn thương trong quá khứ hoặc từng bị bạo hành thời thơ ấu có xu hướng đánh giá thấp bản thân.
Cảm thấy có trách nhiệm với nửa kia
Những “kẻ độc hại” thường thích chơi trò chơi tâm lý. Sau mỗi cuộc đối đầu, những người này sẽ cố gắng xoay chuyển tình thế, khiến bạn cảm thấy tội lỗi và họ lại trở thành kẻ đáng thương. Đây được gọi là hiện tượng gaslight.

Hành vi này thường phát triển dần dần đến mức bạn khó nhận ra, ngay cả khi nó đang xảy ra. Hậu quả là cảm giác lo lắng, bối rối và mất niềm tin vào bản thân, cho rằng chính mình phải có trách nhiệm với những “tổn thương” đã gây ra cho nửa kia.
Tin rằng mọi thứ có thể thay đổi
Nhiều người không muốn rời bỏ một mối quan hệ độc hại đơn giản vì họ quá yêu người kia và tin rằng tình yêu có thể cứu vãn mọi thứ. Họ có xu hướng biện hộ cho tất cả hành vi sai trái của bạn đời một cách mù quáng.
Tin tưởng không phải là điều sai trái trong tình yêu, nhưng có thể là con dao hai lưỡi. Bởi trên thực tế, đa phần những mối quan hệ như vậy chỉ trở nên tồi tệ theo thời gian và chúng ta sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn.
Sợ bị từ chối
Chúng ta “bám” lấy mối quan hệ của hiện tại vì sợ bị từ chối trong tương lai. Một số người không đủ mạnh mẽ để vượt qua rào cản hiện tại, họ sợ ra khỏi “vùng an toàn”. Trên thực tế, nỗi sợ bị từ chối nếu được “nuôi dưỡng” lâu dài có thể khiến phát triển thành nỗi sợ thể hiện bản thân, bày tỏ suy nghĩ và bảo vệ chính mình.

Một mối quan hệ độc hại không dễ để nhận diện. Vì xét cho cùng, mọi mối quan hệ đề có một mức độ độc hại nhất định.
Nhưng điều đó không có nghĩa là kìm hãm sự hạnh phúc và cảm giác vui vẻ chính đáng. Hãy nhớ rằng: Không ai có thể khiến bạn “mắc kẹt” ngoài chính bạn.
Theo VOV
Kinh nghiệm hay liên quan khác
- Chàng trai du lịch vòng quanh thế giới suốt 10 năm
- Cuộc sống bên trong trại tị nạn, nhà container của người Việt rời Ukraine
- 43 tuổi, một lần 'lỡ' cùng bạn thân của vợ, tôi đau đớn tột cùng
- Chú rể đi ô tô đến gần nhà gái, nước ngập phải chèo thuyền hỏi vợ
- Cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất thế giới
- 'Thầy Công Ninh' tiết lộ cách tán đổ học trò kém 21 tuổi
- 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Mẹ đi xe máy 94 ngày, qua 25 quốc gia để thăm con
- Chồng lương thấp đưa 5 triệu/tháng, đọc tin nhắn anh gửi vợ cũ tôi rụng rời
- Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- Người phụ nữ béo nhất thế giới có ngoại hình bất ngờ sau 10 năm
- Con khóc, mẹ luống cuống lái xe lao xuống hồ
- 'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- Hầu hết đàn ông đều có những suy nghĩ này khi ngoại tình
- Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh minh
- Mâm lễ cúng Tết Thanh minh đầy đủ, chi tiết
- Hàng nghìn con rắn quấn dày đặc trên cây ở miền Tây
- Phát hiện chồng ngoại tình trong căn biệt thự bỏ hoang
- Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

