Tỷ phú công nghệ nào được các startup thần tượng nhất?
Các “tượng đài” không còn được mến mộ
Từ khi còn học trung học, Kenan Saleh đã xem “The Social Network” - bộ phim nói về quá trình hình thành của Facebook. Ngay lúc đó, anh ấy đã quyết định rằng một ngày nào đó sẽ thành lập một công ty của riêng mình.
“Đây là bộ phim đầu tiên tôi xem truyền cảm hứng rằng bạn vẫn có thể thành công ngay cả khi bạn còn trẻ. Bằng cách nào đó, tôi đã học theo Mark Zuckerberg”, Saleh nói.
Saleh đã thành lập công ty từ ngay tại căn phòng ký túc xá của mình tại Đại học Pennsylvania. Anh ấy đã huy động được 500.000 USD khi đang trong kỳ thi tốt nghiệp và sau đó bán công ty cho ty cho Lyft vào năm 2019 - năm trường.
Trải qua quá trình khởi nghiệp, Saleh nhận ra mình cần một hình mẫu mới. Anh ấy không còn muốn giống như Mark Zuckerberg, người mà lúc đó đã vướng vào một loạt bê bối.
Elon Musk - tỷ phú có nhiều ảnh hưởng nhất |
Giới trẻ rất thích thần tượng các bậc tiền bối. Steve Jobs là thần tượng được lựa chọn của Thung lũng Silicon trong nhiều thập kỷ, nhưng đối với thế hệ nhà sáng lập khởi nghiệp tiếp theo, di sản ông để lại có vẻ cũ như Web 1.0. Điều này cũng tương tự với Larry Page, Sergey Brin hay Bill Gates. Những thiên tài như Zuckerberg và Evan Spiegel, những người trở thành tỷ phú khi mới 25 tuổi, đã không còn được ưa chuộng. Những “tài phiệt công nghệ” như Jeff Bezos cũng vậy. Saleh nói anh muốn học hỏi từ một “anh hùng” đang làm nên lịch sử.
Olav Sorenson, người đã giảng dạy về kinhdoanh tại đại học UCLA và Yale, cho biết các sinh viên của ông có xu hướng ngưỡng mộ những người đã “thành công không phải vì bán hàng”, chẳng hạn như Seth Goldman - người sáng lập của Honest Tea, hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của Beyond Meat vì Goldman đã tập trung sức lực vào việc đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp.
Marc Baghadjian, người sáng lập một công ty khởi nghiệp về lĩnh vực hẹn hò khi chỉ mới 22 tuổi cho biết: “Chỉ vì bạn là tỷ phú không có nghĩa là bạn tạo ra sự thay đổi tích cực”.
Elon Musk - tỷ phú có nhiều ảnh hưởng nhất
Baghadjian và Saleh hiện đều thần tượng Elon Musk. Saleh, người đã bắt đầu xem các video về Musk khi còn học đại học cho biết: “Anh ấy đã chứng tỏ rằng bạn vừa có thể thành công, vừa có thể làm những điều tốt đẹp cho thế giới”.
Theo một khảo sát của Wired, hơn một chục nhà sáng lập khởi nghiệp trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 30 khi được hỏi ai là người truyền cảm hứng cho họ, hơn một nửa đã có câu trả lời là Elon Musk. Số còn lại có câu trả lời là Sam Altman và Patrick Collison - những tỷ phú tin rằng công nghệ có thể giải quyết những vấn đề lớn nhất của thế giới.
Không ai trong số họ nói rằng đã đọc sách về lịch sử hình thành của Apple, Google hoặc Amazon. Họ cho biết họ được truyền cảm hứng nhiều hơn từ các công ty có tầm nhìn tương lai, đang cố gắng giải quyết các vấn đề lớn trên toàn cầu.
Lori Rosenkopf, phó trưởng khoa khởi nghiệp của Trường Kinh doanh Wharton thuộc đại học Pennsylvania chia sẻ rằng thế hệ doanh nhân trẻ hiện nay đang cố gắng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta có thể trở thành một phần của giải pháp cho những vấn đề mà thế hệ cũ đã tạo ra?”.
Đối với nhiều doanh nhân trẻ, Musk là ví dụ điển hình cho tư duy này. Baghadjian, người đã đọc cuốn tiểu sử về Musk của Ashlee Vance ở trường trung học cho biết: “Elon Musk thực sự là người đã chỉ ra những sai lầm mà các thế hệ khác đã mắc phải”. Baghadjian nói rằng trong khi các công ty như Amazon và Apple đã tạo ra những đổi mới lớn, các dự án của Musk với xe điện và năng lượng mặt trời quan trọng hơn nhiều.
Những người trẻ khác đã được truyền cảm hứng bởi những chia sẻ cá nhân của các tỷ phú hơn. Chẳng hạn như tỷ phú Elon Musk nói rằng mình đã phải ngủ trên sàn tại trụ sở của Tesla vì quá bận, hay câu chuyện về nhà sáng lập Airbnb, Brian Chesky, người đã tiêu hết tiền trong thẻ tín dụng và chỉ ăn mì ramen trong những ngày đầu khởi nghiệp.
Thần tượng cũng cần công bằng
Pranjali Awasthi, 15 tuổi và đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp hoạt động bí mật (stealth startup) cho biết Elon Musk và Altman là những “người hùng” trong lòng mình. Nhưng cô cũng mong muốn có nhiều hình mẫu giống như cô - một phụ nữ trẻ da màu. Cô ấy nói rằng đã được truyền cảm hứng để bắt đầu khởi nghiệp ở trường trung học sau khi đọc về Laura Deming - người đã bắt đầu làm việc cho quỹ mạo hiểm của riêng mình khi cô ấy 16 tuổi.
Josh Yang, 27 tuổi và đang học năm thứ hai tại Trường Kinh doanh sau đại học của Stanford cho biết: “Rất nhiều nhà sáng lập mà mọi người tôn thờ trước đây đều là những người đàn ông da trắng”.
Theo một báo cáo năm 2021 từ tổ chức phi lợi nhuận AnitaB.org, phụ nữ chiếm khoảng 10% tổng số CEO công nghệ và số CEO da đen hay Latinh chiếm số lượng ít trong danh sách 500 công ty lớn nhất của Mỹ (Fortune 500). Yang chia sẻ rằng mình không quan tâm những nhân vật nổi tiếng của thế giới công nghệ. “Tôi đang rèn luyện con đường của riêng mình,” anh ấy nói.
Andrew Sun, một thanh niên 18 tuổi, người gần đây đã thành lập một công ty khởi nghiệp tài chính vi mô (microfinance) cũng vậy. Anh ấy nói rằng mình biết ơn một giáo viên trung học vì đã dạy dỗ anh để trở thành doanh nhân hơn là một CEO nổi tiếng như Musk. "Tôi thực sự không có bất kỳ mong muốn trở thành một người nổi tiếng. Tôi chỉ muốn trở thành một doanh nhân tạo ra tác động tích cực đáng kể đến thế giới”.
Hương Dung (Theo Wired)
Elon Musk sắp cấy chip vào não người, Apple gần mốc 3.000 tỷ USD
Elon Musk sắp cấy chip vào não người; Giá trị vốn hóa Apple đạt gần 3.000 tỷ USD; Hơn 200 tờ báo Mỹ kiện Facebook và Google;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số