Trẻ nhập viện vì nôn nhiều, phụ huynh mới biết con từng là F0
Bệnh nhi này nặng 52kg, có thể trạng dư cân. Ở tuổi này, trẻ thường nặng khoảng 24-32kg.
Khai thác bệnh sử, các bác sĩ ghi nhận 7 ngày trước em bắt đầu sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt. Hai ngày trước khi nhập viện, em than đau bụng quanh rốn, ói 4-5 lần ra thức ăn và dịch, tiêu chảy nhiều lần, nổi hồng ban ở tay, chân bụng, đỏ mắt...
![]() |
tre-mac-covid_censored.jpg |
Tại bệnh viện, bệnh nhân lừ đừ, sốt cao, bụng chướng và vẫn còn đỏ nhẹ 2 mắt, hồng ban da. Kết quả test nhanh âm tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên xét nghiệm định lượng kháng thể kháng SARS-CoV-2 cho kết quả 681 BAU/ml.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP, kết quả này chứng tỏ trẻ bị nhiễm Covid-19 trước đó vì chưa tiêm vắc xin.
Kết quả siêu âm bụng trẻ ghi nhận giãn nhẹ mạch vành, xét nghiệm máu cho thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh. Qua hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa nhiễm, ê-kip điều trị chẩn đoán trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan Covid-19 (MIS-C).
Bệnh nhi được chống sốc với dịch truyền, thuốc vận mạch, corticoid liều cao, dùng chống đông và kháng sinh phổ rộng, hỗ trợ hô hấp thở oxy, sau đó thở áp lực dương liên tục. Bên cạnh đó, trẻ được điều chỉnh rối loạn điện giải, kiềm toan, đường huyết, hạ sốt, dinh dưỡng.
Sau gần một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, hết sốt, đau bụng, mạch huyết áp ổn định, không cần thở oxy và đã qua cơn nguy kịch.
Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Minh Tiến, đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận tổng 92 trường hợp hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em. Trong đó, có 11,9% trẻ biểu hiện nặng với sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan.
"Phần lớn các trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi khi khai thác tiền sử, phụ huynh đều không biết trẻ mắc Covid-19 trước đó. Nguyên nhân vì trẻ không có biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng sốt nhẹ, ho ít, thoáng qua nên không để ý.
Vì vậy, việc rất cần thiết là phụ huynh đưa trẻ tiêm vắc xin Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế", bác sĩ Tiến nói.
![]() |
Khi đến lượt, trẻ nên tiêm vắc xin Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. |
Bác sĩ lưu ý phụ huynh khi thấy con em mình sốt cao trên 2 ngày, nổi hồng ban da, đỏ mắt, đau bụng, tiêu chảy, ói… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám, điều trị thích hợp.
Hiện nay, ngoài hội chứng viêm đa hệ thống trẻ có thể mắc sởi, rubella, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, nhiễm trùng huyết, viêm ruột thừa.
Linh Giao

Bé 2 tuổi mắc hậu Covid nguy kịch, bác sĩ cảnh báo về hội chứng MIS-C
Hậu Covid-19 không chỉ diễn ra ở người lớn mà còn diễn ra ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không chú ý, trẻ có thể gặp biến chứng về đường hô hấp, tim mạch… thậm chí là tử vong.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

