Trào lưu cắm trại sang chảnh ở Trung Quốc
Đối với huấn luyện viên thể hình Xiao Pengli, cắm trại có nghĩa là một chuyến dã ngoại qua đêm đơn giản, với khung cảnh xung quanh là cây cối mọc tự nhiên, cho đến khi Xiao có trải nghiệm đi camping rất khác trên đảo Trường Hưng (Thượng Hải) với bạn gái của mình.
Khu cắm trại mà họ đến thăm nằm trong công viên Changxing Countryside ở quận Chongming. Người đến có thể mang theo lều của mình hoặc thuê chúng với giá 900 nhân dân tệ/đêm (140 USD), theo Shine.
Các căn lều đắt tiền thường được trang bị nến, rượu vang, gối mềm cùng các vật dụng trang trí khác. Ảnh: Shine. |
Một lều có sức chứa tối đa 3 người. Khu cắm trại có tiệc nướng xa hoa, dịch vụ đồ uống và chương trình biểu diễn âm nhạc buổi tối.
"Tôi chưa từng nghĩ đi cắm trại thú vị hay có điểm gì đặc biệt. Tôi đã lầm", Xiao nói.
Tiện nghi như khách sạn
Tại khu lều trại, một số gia đình mang theo những chiếc lều cỡ lớn, đủ cao để một người lớn có thể đứng thẳng người vào bên trong. Một số mang theo đồ nướng và làm món bít tết từ món Wagyu hảo hạng.
Những người khác thì mang máy pha cà phê, một số thưởng thức rượu chất lượng cao.
"So với họ, trang bị lều trại của tôi và bạn gái dân dã hơn rất nhiều. Chúng tôi chỉ có một căn lều đơn giản, ăn bánh mì tự làm và uống Coca Cola. Không có gì khác", nam HLV kể lại.
Điều Xiao không biết là xu hướng glamping đang ngày càng thịnh hành trong cả người trẻ lẫn các gia đình Trung Quốc.
Khác với cắm trại truyền thống, xu hướng cắm trại sang chảnh có đồ đạc tiện nghi không thua kém gì khi ở nhà. Ảnh: Shine. |
Được ghép bởi 2 từ "glamorous" (hào nhoáng, xa xỉ) và "camping" (cắm trại), trào lưu này chỉ chuyến dã ngoại ở vùng ngoại ô, vui chơi và thư giãn trong chiếc lều lớn, đầy đủ tiện nghi tựa một khu nghỉ dưỡng thực thụ.
Cắm trại sang chảnh đã phổ biến ở phương Tây và Nhật Bản, Hàn Quốc trong thập kỷ trước, trước khi du nhập vào Trung Quốc trong vài năm gần đây. Từ này chính thức được đưa vào từ điển Oxford vào năm 2016.
"Tôi liên tưởng đến bộ phim Harry Potter, khi những pháp sư và phù thủy đi vào những chiếc lều có bề ngoài trông đơn giản, xuề xòa nhưng bên trong nhìn như một ngôi nhà hoặc căn phòng khách sạn", Xiao nói thêm.
Với đại dịch Covid-19 "giữ chân" người dân ở quê nhà, những con người thích đi du lịch đành phải thay đổi kế hoạch.
Dân thành thị hết cửa đi du lịch đường dài. Họ lựa chọn hình thức cắm trại xa xỉ ở địa điểm không quá xa nhà mà vẫn có trải nghiệm nghỉ dưỡng đáng nhớ.
Xiaohongshu, một dịch vụ mạng xã hội chia sẻ phong cách sống tại xứ tỷ dân, có hơn 250.000 bài đăng liên quan đến glamping, tăng khoảng 10% so với năm ngoái.
Các hình ảnh, video phổ biến là những chiếc lều đắt tiền, giường đệm thoải mái, thiết bị điện và các bộ quần áo đi cắm trại loại cao cấp cho trẻ em. Một số loại lều có giá lên tới 10.000 nhân dân tệ.
Không chỉ khách hàng trẻ, các gia đình có con nhỏ cũng ưa chuộng loại hình cắm trại mới này. Ảnh: China Daily. |
Trong khi đó, Fliggy, một dịch vụ du lịch trực tuyến của Alibaba, báo cáo số lượng đơn đặt hàng lều và cắm trại đã tăng gấp 14 lần trong năm qua.
Còn Tmall, nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu của Alibaba, báo cáo rằng lượng tìm kiếm liên quan đến glamping của họ đã tăng 130% so với năm ngoái. Các mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất là "máy pha cà phê ngoài trời" và "đèn dầu kiểu cổ điển".
"Chỉ để sống ảo"
Tuy vậy, xu hướng mới này không phải được đón nhận 100%, nhất là dân thích đi cắm trại truyền thống.
"Những người thích đi camping kiểu mới chỉ thích chạy theo trào lưu, thay vì quan tâm đến các hoạt động ngoài trời thực sự", Roger Liu, một nghệ sĩ guitar và là fan của camping, bày tỏ.
"Cắm trại phải thật thô sơ và không cầu kỳ, phô trương, bởi đó là cách bạn đến gần với thiên nhiên. Nếu muốn có một đêm sang trọng, hãy đặt một khách sạn cạnh bờ biển", Roger nói thêm.
Roger cho biết anh từng tổ chức một chuyến cắm trại gần một ngôi làng ở tỉnh Giang Tô và cảm thấy khó chịu bởi những du khách đi theo kiểu glamping gần đó.
Hội thích cắm trại truyền thống gọi glamping thiên về sống ảo, khoe ảnh hơn là hòa mình vào thiên nhiên. Ảnh: Radii China. |
"Họ không làm gì ngoài chụp ảnh, check-in những chiếc lều đẹp đẽ của họ. Tôi không nghĩ có thể gọi đó là đi cắm trại thực thụ", anh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một số người đam mê cắm trại xa xỉ không đồng ý với các ý kiến chê bai họ.
"Glamping là cách mới để gặp gỡ mọi người, kết bạn và tạo ra không gian sống tạm thời mà bạn cảm thấy hài lòng. Ý nghĩa của nó xa hơn là chỉ hòa mình với tự nhiên", Vivan Su, một người chuyên tổ chức các chuyến cắm trại kiểu cũ và mới, cho biết.
Sớm tham gia từ 2 năm trước, Su - người có công việc hàng ngày là điều hành một khách sạn homestay ở Thượng Hải - đi cắm trại sang chảnh 2 lần/tháng.
Cô không chi nhiều tiền cho nội thất bên trong tại vì hầu hết thiết bị và đồ trang trí đều là đồ thủ công.
"Đi glamping không nhất thiết phải đắt tiền. Tôi tin rằng khi thị trường phát triển, xu hướng này sẽ có nhiều hoạt động hơn là chụp hình sống ảo để đăng lên mạng", Su nói.
Theo Zing
Kinh nghiệm hay liên quan khác
- Chàng trai du lịch vòng quanh thế giới suốt 10 năm
- Cuộc sống bên trong trại tị nạn, nhà container của người Việt rời Ukraine
- 43 tuổi, một lần 'lỡ' cùng bạn thân của vợ, tôi đau đớn tột cùng
- Chú rể đi ô tô đến gần nhà gái, nước ngập phải chèo thuyền hỏi vợ
- Cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất thế giới
- 'Thầy Công Ninh' tiết lộ cách tán đổ học trò kém 21 tuổi
- 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Mẹ đi xe máy 94 ngày, qua 25 quốc gia để thăm con
- Chồng lương thấp đưa 5 triệu/tháng, đọc tin nhắn anh gửi vợ cũ tôi rụng rời
- Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- Người phụ nữ béo nhất thế giới có ngoại hình bất ngờ sau 10 năm
- Con khóc, mẹ luống cuống lái xe lao xuống hồ
- 'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- Hầu hết đàn ông đều có những suy nghĩ này khi ngoại tình
- Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh minh
- Mâm lễ cúng Tết Thanh minh đầy đủ, chi tiết
- Hàng nghìn con rắn quấn dày đặc trên cây ở miền Tây
- Phát hiện chồng ngoại tình trong căn biệt thự bỏ hoang
- Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022