Tivi Sony sẽ do robot sản xuất 100%
Sony xếp thứ 5 thị trường TV màn hình phẳng toàn cầu năm 2019. (Ảnh: Sony) |
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Kimio Maki, Giám đốc bộ phận Điện tử tại Sony, cho hay sản xuất tự động hoàn toàn có thể cắt giảm 70% chi phí tại nhà máy tivi đặt tại Malaysia vào năm tài khóa 2023 so với năm 2018. Tăng tốc tự động hóa nhà máy cũng giảm tỉ lệ khiếm khuyết trên sản phẩm.
Sony còn muốn tăng cường sử dụng robot trong sản xuất smartphone và camera nhưng vẫn bố trí nhân lực tại các dây chuyền này. Trả lời Financial Times, ông chia sẻ chỉ áp dụng tự động hóa sẽ không mang đến lợi ích đầy đủ, mà chìa khóa là sử dụng số hóa để liên kết sản xuất và bán hàng. Theo đó, công ty chuyển trọng tâm sang bán hàng qua mạng và phân tích dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích dữ liệu bán hàng để lập kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn.
Dù Sony tiếp tục bán phần cứng và dịch vụ cho khách hàng cá nhân, một phần quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng của hãng sẽ đến từ sản phẩm có mục đích sử dụng chuyên nghiệp, chẳng hạn màn hình crystal LED cho sản xuất video ảo và công nghệ theo dõi bóng cho ngành công nghiệp giải trí thể thao.
Sony giới thiệu dây chuyền sản xuất không có con người đầu tiên tại một nhà máy Kuala Lumpur và sẽ bổ sung công nghệ cho các dây chuyền khác. Tự động hóa hoàn toàn là mục tiêu khó khăn do quy trình liên quan đến các linh kiện mà robot khó xử lý.
Hãng điện tử Nhật Bản đang cải tạo bộ phận tivi từ khâu thiết kế sản phẩm đến sản xuất để bắt kịp những đối thủ như Samsung Electronics. Theo hãng nghiên cứu Euromonitor International, Sony xếp thứ 5 trên thị trường tivi màn hình phẳng toàn cầu năm 2019 với 5,4%, thua xa người đứng đầu Samsung (18,7%) và LG (15,2%). Dù vậy, công ty có vị trí khá vững tại phân khúc cao cấp.
Ngành điện tử được định hình lại nhờ các nhà thầu sản xuất tại Đài Loan và Trung Quốc. Dù Sony đã khoán một tỉ lệ sản xuất cho những công ty này, họ vẫn tiếp tục tự sản xuất các mẫu cao cấp. Cùng với sáng kiến tự động hóa tại nhà máy Malaysia, Sony sẽ dần thu hẹp quy mô lao động. Hầu hết đều đang ký hợp đồng có thời hạn và sẽ không được gia hạn.
Theo Nikkei, một khi tự động hóa tại nhà máy Kuala Lumpur ổn định, Sony sẽ cân nhắc mở rộng sang các nhà máy khác.
Du Lam (Theo FT, Nikkei)
iPhone "kích pin", kém chất lượng tràn lan trên thị trường
Những chiếc iPhone đã 3-4 năm tuổi nhưng vẫn được quảng cáo là "pin 100%, ít lần sạc" nhiều khả năng là loại hàng kém chất lượng. Chúng được làm giả thông số bằng phần mềm và bán với giá cao.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số