Thiết bị thông minh theo dõi sức khỏe sẽ ‘lên ngôi’ năm 2022
Thiết bị công nghệ đeo trên người giờ đây không chỉ dành cho những người đam mê vận động. Trung tâm Nghiên cứu Pew đã báo cáo vào năm 2020 rằng khoảng 1/5 người trưởng thành ở Mỹ thường xuyên đeo đồng hồ hoặc vòng đeo thông minh. Theo Strategy Analytics, các lô hàng đồng hồ thông minh toàn cầu đã tăng 47% mỗi năm trong quý 2 năm 2021, báo hiệu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của ngành kể từ năm 2018.
Thiết bị thông minh theo dõi sức khỏe sẽ ‘lên ngôi’ năm 2022 |
Chỉ với một thiết bị đeo trên cổ tay, người dùng có thể biết được các thông tin về sức khỏe như điện tâm đồ, chất lượng giấc ngủ, độ bão hòa oxy trong máu và sẽ còn nhiều hơn thế nữa. Theo các cuộc trò chuyện với các chuyên gia y tế, giám đốc công nghệ và các nhà phân tích trong ngành, thiết bị đeo theo dõi sức khỏe sẽ ngày càng tiên tiến hơn với xu hướng cá nhân hóa trong năm 2022.
Cá nhân hóa dữ liệu sức khỏe
Những cải tiến lớn nhất sẽ liên quan đến việc biến các dữ liệu sức khỏe trở nên hữu ích hơn và được cá nhân hóa. Oura, Whoop và Fitbit đã giúp định hướng ngành công nghiệp theo hướng này với các hệ thống tính điểm tương ứng của họ, một số trong số đó yêu cầu đăng ký trả phí.
Cụ thể, cả Oura và Fitbit đều đưa ra con số dựa trên các chỉ số như sự thay đổi nhịp tim khi nghỉ ngơi, giấc ngủ, hoạt động và các tín hiệu cơ thể khác để giúp người dùng quyết định xem hôm nay nên là một ngày tập luyện nặng nhọc hay một ngày nghỉ ngơi. Whoop cũng có tính năng tương tự cung cấp thông tin chi tiết về việc liệu cơ thể người dùng đã sẵn sàng để tập thể dục vất vả hay chưa.
Theo Chris Becherer, giám đốc sản phẩm của Oura, điểm số mức độ sẵn sàng phải dựa trên những đánh giá tổng thể bao gồm ngữ cảnh và các con số dữ liệu. Oura sẽ không sản xuất các sản phẩm chỉ vì lợi nhuận, trải nghiệm phù hợp và thân thiện với người dùng sẽ được ưu tiên.
Fitbit nhận thấy một cơ hội khác để bổ sung thêm tính cá nhân hóa và tính cụ thể cho các chỉ số sức khỏe bằng cách khám phá mối liên hệ giữa sức khỏe tinh thần và thể chất.
Fitbit đã tận dụng thông tin về sức khỏe tinh thần với ứng dụng EDA của mình, giúp đo lường những thay đổi trong tuyến mồ hôi để xem cơ thể có thể phản ứng với căng thẳng như thế nào. Các thiết bị đeo thậm chí còn ghi lại cảm giác của người dùng trong quá trình thực hiện phép đo. Việc phân tích loại dữ liệu này theo thời gian có thể giúp Fitbit hiểu rõ hơn những thay đổi trên cơ thể có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe tổng thể của một người.
Đây sẽ là nền tảng cho các tính năng Fitbit trong tương lai. Eric Friedman, đồng sáng lập và phó chủ tịch nghiên cứu của Fitbit đề cập đến tính năng theo dõi giấc ngủ của Fitbit làm ví dụ. Cụ thể, dựa vào nhịp tim và các chuyển động cơ thể các thiết bị Fitbit sẽ ước tính thời gian bạn dành cho giấc ngủ nông, sâu, và REM, từ đó giúp giải quyết các vấn đề về giấc ngủ.
Theo dõi lượng đường trong máu
Theo các báo cáo và dự đoán của chuyên gia chỉ ra rằng theo dõi lượng đường trong máu trong thiết bị đeo được là một lĩnh vực đáng để quan tâm.
Tiến sĩ Steven LeBoeuf, chủ tịch và đồng sáng lập của Valencell, công ty sản xuất cảm biến sức khỏe cho thiết bị đeo cho biết điều đó không có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường có thể dựa vào kết quả đo trên đồng hồ thông minh để tính toán liều lượng insulin. Thay vào đó, nó sẽ giúp theo dõi lượng đường để có thể quan sát rộng hơn về việc liệu người đeo đang ở trạng thái lượng đường trong máu thấp, bình thường hay cao, điều đó có thể giúp họ kiểm tra xem liệu những thay đổi về chế độ ăn uống hoặc tập thể dục có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hay có nên sử dụng máy đo đường huyết hay không.
Tiến sĩ Zahi Fayad, giám đốc Viện Kỹ thuật Y sinh và Hình ảnh Mount Sinai, cũng nhận thấy rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực này. Các khả năng theo dõi lượng đường như đã đề cập ở trên có thể giúp thiết bị đeo được đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng được cá nhân hóa hơn thay vì các lời khuyên dựa trên các nghiên cứu dân số rộng, thiếu sự linh hoạt tùy chỉnh.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các loại chức năng này sẽ xuất hiện trong các thiết bị như nào hay thời gian chúng ra mắt. Theo báo cáo từ Bloomberg và The Wall Street Journal, Apple đã và đang nghiên cứu thêm tính năng theo dõi lượng đường trong máu cho Apple Watch, mặc dù cả hai báo cáo đều cho thấy công nghệ này đang ở giai đoạn đầu.
Tuy nhiên việc bổ sung các số liệu phức tạp hơn, chẳng hạn như kết quả đo đường, có nghĩa là các công ty công nghệ sẽ phải quan tâm đến cách làm thế nào để người dùng có thể hiểu được những kết quả này.
Theo dõi tiến trình sức khỏe giữa các lần khám
Mục tiêu chung giữa lĩnh vực y tế và công nghệ khi nói đến sự tiến bộ trong lĩnh vực thiết bị đeo đó là giúp mọi người chăm sóc bản thân tốt hơn giữa các lần khám.
Ứng dụng sức khỏe Halo của Amazon bao gồm một công cụ để ước tính tỷ lệ phần trăm chất béo cơ thể của bạn dựa trên hình ảnh được chụp từ điện thoại. Tính năng này đã gây tranh cãi về quyền riêng tư cá nhân. Tuy nhiên Melissa Cha, phó chủ tịch bộ phận Halo của Amazon, cho biết đây là một công cụ giúp mọi người ghi lại những thay đổi trên cơ thể của họ để theo dõi tiến trình giữa các lần khám bác sĩ.
Tiến sĩ Devin Mann, Phó giáo sư Sức khỏe Dân số và Y học tại Đại học New York Langone Health, tin rằng chúng ta đang thấy nhiều hơn sự giao thoa giữa thiết bị y tế và thiết bị tiêu dùng. Các thiết bị đeo được thương mại đang có được khả năng theo dõi sức khỏe tiên tiến hơn, trong khi các nhà sản xuất thiết bị y tế đang cố gắng tiếp cận nhiều đối tượng hơn.
Về lâu dài, một số chuyên gia rất hào hứng về tiềm năng của việc sử dụng thiết bị đeo để giúp phát hiện bệnh sớm. Tiến sĩ Paul Friedman, một bác sĩ tim mạch của Phòng khám Mayo cho biết một vài năm trước hầu hết các bác sĩ sẽ không tin tưởng vào dữ liệu từ các máy theo dõi sức khỏe để giúp thông báo các phương pháp điều trị y tế nhưng điều đó giờ đang thay đổi.
Hương Dung(Theo Cnet)
Mảng thiết bị đeo của Apple hứa hẹn bùng nổ trong năm 2022
Apple sẽ ra mắt thế hệ AirPods tiếp theo với thiết kế và tính mới, cùng với headset thực tế tăng cường (AR).
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số