Thiết bị giúp người dùng cảm nhận nỗi đau trên vũ trụ ảo
H2L, công ty được Sony hậu thuẫn thành lập cách đây một thập kỷ, đã chế tạo một sản phẩm thiết kế dưới dạng băng đeo tay để phát hiện sự uốn cong các nhóm cơ ở người. Công nghệ sử dụng kích thích điện để điều khiển các cơ cánh tay và bắt chước những các cảm giác như bắt bóng hoặc chim mổ vào da. Các chuyển động cơ thể và cảm xúc của người dùng sẽ được sao chép để thể hiện trên hình đại diện trong metaverse.
“Sự cảm nhận về nỗi đau cho phép chúng tôi biến vũ trụ ảo thành một thế giới thực với cảm giác hiện diện chân thật và đắm chìm hơn”, Emi Tamaki, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của H2L chia sẻ.
Tamaki là một nhà nghiên cứu về công nghệ xúc giác với tham vọng giải phóng con người khỏi bất kỳ ràng buộc nào về không gian, cơ thể và thời gian vào năm 2029.
Tamaki bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này sau khi cô đối mặt với giây phút sinh tử do bệnh tim bẩm sinh. Cô đã nảy ra ý tưởng tạo ra một công nghệ cho phép trải nghiệm vật lý được kết nối với máy tính khi nằm viện và đồng sáng lập công ty sau khi nhận bằng Tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Tokyo.
“Tôi nhận ra cuộc sống rất quý giá nên tôi quyết định làm việc trong một lĩnh vực mới mà tôi thực sự muốn đào sâu, vì không có ai nghiên cứu vào thời điểm đó”, cô nói.
Tamaki cho biết công nghệ này có thể được sử dụng cho các trò chơi, nhưng mọi người cũng có thể dùng nó để cảm nhận các sự kiện ảo trong cuộc sống thực. Tamaki chia sẻ, do bệnh tim nên cô không thể thường xuyên tham gia sự kiện bên ngoài, vì vậy công nghệ sẽ giúp ích cho những người như cô có thể đi du lịch mọi lúc mọi nơi.
H2L không phải là công ty duy nhất theo đuổi định hướng này. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản đang ngày càng tập trung vào việc làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và ảo.
Theo nhà cung cấp dữ liệu Tracxn, 10 công ty khởi nghiệp thực tế ảo hàng đầu ở Nhật Bản đã huy động được 60 triệu USD Mỹ. H2L ước tính đã huy động được 8,4 triệu USD và được định giá khoảng 40 triệu USD.
Các công ty công nghệ lớn trên thế giới không đứng ngoài cuộc chơi này. Facebook đã đổi tên thành Meta vào tháng 10/2021, đánh dấu sự tham gia vào vũ trụ ảo.
Một tháng sau, Meta tuyên bố đang phát triển một chiếc găng tay rung xúc giác. Công ty khởi nghiệp OWO ở Tây Ban Nha đã phát triển một chiếc áo khoác được trang bị cảm biến để người mặc cảm nhận được các cảm giác khác nhau, từ hành động ôm đến tiếng súng.
Hương Dung (Theo Financial Times)
Giấc mơ dang dở của Facebook
Sở hữu liên minh gồm những công ty lớn và dàn lãnh đạo tâm huyết, Facebook vẫn phải chấp nhận sự sụp đổ của dự án tiền mã hóa Diem.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số