Tạo nhựa tự hủy bằng công nghệ Việt Nam, kiếm triệu USD nhờ bột mỳ, bột sắn

05/07/2021
Thành công trong việc tạo ra các sản phẩm nhựa tự hủy bằng công nghệ Make in Vietnam, startup này đã kêu gọi đầu tư thành công hơn 1 triệu USD.

Tối qua, chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ đã trở lại trên sóng truyền hình. Lần này, các “cá mập” và cả khán giả của Shark Tank bị thu hút bởi dự án start-up đặc biệt với mục tiêu sản xuất ra các hạt nhựa nguyên liệu có khả năng phân hủy.

Đơn vị phát triển nên loại hạt nhựa sinh học này là iGreen. Các hạt nhựa sinh học do iGreen tạo ra được sản xuất từ nguyên liệu chính là tinh bột mì, tinh bột sắn của Việt Nam dựa trên nền Bio-PBS và PBAT. 

Tạo nhựa tự hủy bằng công nghệ Việt Nam, kiếm triệu USD nhờ bột mỳ, bột sắn
Sản phẩm ống hút Việt Nam được làm ra nhờ công nghệ nhựa sinh học. 

Hạt nguyên liệu này đã đạt chứng nhận TUV (chứng nhận an toàn sản phẩm trên toàn thế giới) về độ phân hủy sinh học, các hạt nhựa kim loại nặng, độc tố sinh thái. Tại Việt Nam, chỉ có 4 đơn vị được TUV cấp chứng nhận, trong đó có 2 công ty đã thương mại hóa sản phẩm ra thị trường là iGreen tại TP.HCM và 1 đơn vị khác ngoài Hà Nội. 

iGreen có 3 người sáng lập, trong đó có 1 người là chuyên gia nghiên cứu phát triển người Việt Nam, đã tốt nghiệp tại Ý và sở hữu 2 bằng sáng chế về công nghệ sinh học. 

Theo nhà sáng lập Đoàn Văn Tùng, tùy vào ứng dụng, hạt nguyên liệu sinh học có thể tạo ra sản phẩm cuối bằng 3 công nghệ là thổi đùng, ép phun và ép đúc. Đơn vị này cũng đã thành công trong việc bán sản phẩm cuối là túi bao bì và ống hút cho một chuỗi nhà hàng và hệ thống khách sạn 5 sao. Doanh thu sản phẩm cuối là 800 triệu và lợi nhuận ròng là 15%.

Tạo nhựa tự hủy bằng công nghệ Việt Nam, kiếm triệu USD nhờ bột mỳ, bột sắn
Ngoài sản xuất nguyên liệu hạt nhựa để cung ứng ra thị trường, startup Make in Vietnam còn tạo ra được những sản phẩm nhựa thành phẩm như túi nilon, bao bì, ống hút. 

Mục tiêu của startup là không chỉ sản xuất sản phẩm nhựa thành phẩm mà còn muốn cung cấp nguyên liệu là các hạt nhựa sinh học cho các nhà sản xuất khác trên thị trường. Đơn vị này muốn gọi vốn nhằm xây dựng nhà máy tại Bình Dương, Đồng Nai, gần cảng Cát Lái để hướng tới việc xuất khẩu. 

Dự định của iGreen là dùng 50% công suất để phục vụ khách hàng trong nước, 50% còn lại dành cho xuất khẩu. Hiện tại, startup này đã có 30 khách hàng sử dụng sản phẩm nhựa thành phẩm. Tuy nhiên khi đã sản xuất hạt nguyên liệu, iGreen sẽ chỉ cung cấp hạt nhựa sinh học cho thị trường.

Nói về thế mạnh của mình, nhà sáng lập Đoàn Văn Tùng cho biết, các loại túi nilong phân hủy nhập từ Trung Quốc có độ dày 25 micron. Trong khi đó, sản phẩm của iGreen có khả năng thổi mỏng chỉ 18 micron. 

Nhờ vậy, trọng lượng của túi nilon nhẹ hơn nhiều, 1 ký hạt nhựa nguyên liệu có thể thổi ra 120 chiếc túi nilong, thay vì chỉ 100 chiếc như của hãng khác. Chỉ với điều này, iGreen có thể lời từ 10-25% so với các sản phẩm khác nhờ nguyên liệu.

Tạo nhựa tự hủy bằng công nghệ Việt Nam, kiếm triệu USD nhờ bột mỳ, bột sắn
Hai nhà sáng lập iGreen tại chương trình Thương vụ bạc tỷ. 

Báo cáo về thị trường nhựa tổng hợp của Hiệp hội Nhựa Việt Nam năm 2020 cho thấy, Việt Nam nhập khẩu 6,61 triệu tấn nhựa, doanh thu toàn ngành là 22,18 tỷ USD. Trong đó, nhựa bao bì chiếm 38% cơ cấu ngành nhựa tổng hợp. 

Thực tế trên cộng với việc trên thị trường chưa có sản phẩm tương tự là những lý do để đội ngũ sáng lập iGreen tin rằng, startup này sẽ có cơ hội thay đổi cuộc chơi và chen chân vào ngành nhựa. 

Trước những chia sẻ đầy tâm huyết của đội ngũ sáng lập iGreen, Shark Liên đã quyết định đầu tư 25 tỷ đổi lấy 49% cổ phần của startup chuyên sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa sinh học. Khoản đầu tư này biến iGreen trở thành một trong những thương vụ lớn nhất về giá trị tại chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ. 

Trọng Đạt

Lộ diện mẫu vòng đeo tay quản lý người cách ly Covid-19

Lộ diện mẫu vòng đeo tay quản lý người cách ly Covid-19

Những chiếc vòng tay quản lý người cách ly đang được nghiên cứu, thử nghiệm và sẽ sớm được triển khai để phục vụ công tác, phòng chống dịch Covid-19.

Tin công nghệ liên quan khác