Tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia hoạt động trên không gian mạng
Bốn rào cản lớn với quá trình chuyển đổi số
Ngày 9/9, tọa đàm cấp cao Lãnh đạo CNTT và an toàn thông tin với chủ đề “Nâng cao năng lực ứng phó thách thức an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới” đã được Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp cùng Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Công ty An ninh mạng Viettel (VCS) và IEC Group tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển và Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT Nguyễn Thành Phúc tham dự trực tiếp tọa đàm tại điểm cầu của Ban. |
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế trung ương cho biết, tháng 7/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 30 về Chiến lược an ninh mạng quốc gia. Tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).
“Tại Nghị quyết 52, Bộ Chính trị đã xác định an toàn, an ninh mạng là một trong những ngành ưu tiên trong các chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0 của Việt Nam”, ông Hiển lưu ý.
Đánh giá cao nỗ lực của Bộ TT&TT trong vai trò là đầu mối phối hợp để cụ thể hóa, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng về an toàn, an ninh mạng, ông Hiển cho hay: Điển hình là xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020 của Việt Nam đã từ vị trí 50 vươn lên thứ 25. Đây là minh chứng quan trọng cho sự phát triển, sự đầu tư trong triển khai các chính sách về an toàn, an ninh mạng rất hiệu quả của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ TT&TT.
Theo ông Hiển, hiện Ban Kinh tế Trung ương đang xây dựng báo cáo đánh giá 2 năm tình hình triển khai Nghị quyết 52 và bảo đảm an toàn, an ninh mạng là một nội dung trọng tâm cần đánh giá. Vì thế, những ý kiến trao đổi, chia sẻ của chuyên gia tại tọa đàm sẽ được Ban Kinh tế Trung ương lắng nghe, chắt lọc phục vụ xây dựng báo cáo đánh giá này.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tham gia tọa đàm từ điểm cầu TP.HCM. |
Đại diện Bộ TT&TT tham gia tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, bên cạnh những thuận lợi đang có, chuyển đổi số tại Việt Nam cũng gặp rất nhiều rào cản, khó khăn. Rào cản lớn nhất với chuyển đổi số nói chung và CNTT nói riêng chính là tư duy và thói quen cũ. Chuyển đối số muốn thành công thì phải xuất phát từ quyết tâm và sự vào cuộc của những người đứng đầu.
Rào cản thứ hai là về hành lang pháp lý. Rào cản thứ ba là nhân sự và chuyên gia tham gia chuyển đổi số. Và rào cản lớn cuối cùng cũng cũng là quan trọng nhất chính là niềm tin số khi chúng ta chuyển các hoạt động lên không gian mạng.
Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn này là củng cố, tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng; từ đó thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển.
“Không gian mạng cũng như không gian sống của chúng ta luôn tiềm ẩn những nguy cơ mới thường xuyên xuất hiện. Ngay cả những cường quốc hay quốc gia phát triển trên thế giới cũng phải đối mặt với vấn đề an toàn, an ninh mạng. Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ khi xây dựng Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã xác định an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công. An toàn, an ninh mạng có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Liên kết Nhà nước và doanh nghiệp trong xây dựng niềm tin số
Theo ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm NCSC, xét ở góc độ người dùng, hiện không chỉ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà các cơ quan nhà nước cũng đang cung cấp các dịch vụ công.
Trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, người dùng Internet tại Việt Nam cũng như trên thế giới phải đối mặt với nhiều nguy cơ tấn công mạng. Trong 4 tháng gần đây, khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát tại Việt Nam, lừa đảo trực tuyến tăng rất mạnh. Có tháng NCSC đã xử lý hàng nghìn website liên quan đến lừa đảo, giả mạo các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, sàn thương mại điện tử....
Theo Giám đốc Trung tâm NCSC Trần Quang Hưng, cần có sự liên kết giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong việc củng cố, tạo dựng niềm tin số cho người dùng. |
“Trong quá trình cung cấp dịch vụ trực tuyến, cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cùng đứng trên một chiến tuyến, cùng đối mặt với kẻ thù, nguy cơ tương tự nhau, đều phải xây dựng niềm tin số cho người dùng. Bởi lẽ, việc chuyển đổi số, hoạt động trên môi trường online của cơ quan, doanh nghiệp có bền vững hay không, một yếu tố quan trọng, then chốt là niềm tin số”, ông Hưng nhấn mạnh.
Chuyên gia NCSC phân tích, có 4 “từ khóa” chính cho niềm tin số của người dùng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến của một cơ quan, tổ chức, đó là: An toàn thông tin, Quyền riêng tư/kiểm soát dữ liệu; Giá trị, lợi ích mang lại; Tính sẵn sàng chịu trách nhiệm, cách ứng phó, giải trình trong trường hợp bị tấn công.
Để củng cố và tạo dựng niềm tin số cho người dùng Internet Việt Nam, đại diện NCSC cho rằng cần có sự liên kết, đồng hành giữa 3 bên gồm: Nhà nước - Các cơ quan nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trên môi trường số.
“Các cơ quan, doanh nghiệp xác định chúng ta đang đi trên cùng một con thuyền. Khi đó, trách nhiệm của chúng ta với công tác đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng sẽ cao hơn, người dùng cũng sẽ tin tưởng, yên tâm hơn với các dịch vụ trực tuyến được cung cấp”, đại diện NCSC nhận định.
Trong khuôn khổ tọa đàm, Viettel Cyber Security đã ra mắt nền tảng điều phối, tự động hóa và phản ứng an ninh mạng. |
Trao đổi tại tọa đàm, các chuyên gia đến từ Cục An toàn thông tin, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, EVN, Viettel, MobiFone, Vietcombank... đã cập nhật tình hình an toàn, an ninh mạng; chia sẻ kinh nghiệm triển khai đảm bảo an toàn thông tin; và bàn cách thức hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong phòng ngừa và phát hiện các mối đe dọa an toàn thông tin.
Vân Anh
Cẩm nang giúp bạn làm việc, giải trí trên mạng an toàn trong đại dịch Covid-19
Cẩm nang "Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch Covid-19" sẽ hướng dẫn những kỹ năng, thao tác cơ bản giúp người dùng Internet có thể bảo đảm an toàn thông tin khi kết nối trực tuyến để làm việc và giải trí trong đại dịch Covid-19.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số