Tại sao người Trung Quốc không ngại nói về tiền bạc?

25/12/2021
Trong khi tiền bạc là chủ đề nhạy cảm ở phương Tây thì nhiều người Trung Quốc lại không ngần ngại đề cập đến vấn đề này.

Thiệu Diệc Phàm vẫn còn nhớ lần đầu tiên cô giới thiệu vị hôn phu của mình với bố mẹ. Gần như ngay lập tức, họ hỏi 3 câu hỏi: “Anh ta làm gì để kiếm sống, anh ta kiếm được bao nhiêu và anh ta sở hữu bao nhiêu tài sản?”.

Mặc dù nói về tiền bạc có thể là điều cấm kỵ ở phương Tây, nhưng nhiều người Trung Quốc lại thảo luận về vấn đề này một cách thẳng thắn. Giáo sư nhân chủng học David Palmer của Đại học Hồng Kông nhớ lại, trong lần đi xe buýt đầu tiên ở Thành Đô vào năm 1993, ông đã bị hỏi rằng mình kiếm được bao nhiêu tiền.

“Khi tôi lên xe buýt, mọi người bắt đầu trò chuyện với tôi. Câu hỏi đầu tiên là: ‘Vậy bạn đến từ đâu?’. Câu hỏi thứ hai là ‘Bạn làm nghề gì?’. Câu hỏi thứ ba là ‘Bạn kiếm được bao nhiêu một tháng?’”.

“Mọi người đều hỏi tôi 3 câu hỏi giống nhau, theo thứ tự đó, cho dù tôi đang ở trên xe buýt, xe lửa hay nhà hàng”, ông nhớ lại.

Tại sao người Trung Quốc dường như ưu tiên sự giàu có hơn những thứ khác?

Tại sao người Trung Quốc không ngại nói về tiền bạc?

Đạo giáo có vị thần của sự giàu có, Caishenye, người mà ai cũng cầu mong sẽ đến với mình. 

Vào những năm 1960, nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông của Trung Quốc đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của tư bản chủ nghĩa. Sau đó là một thập kỷ hỗn loạn được gọi là Cách mạng Văn hóa, thời kỳ mà người ta được khuyến khích quay lưng lại với bất kỳ ai mà họ nghi ngờ có chứa đựng những tư tưởng tư bản.

Cách mạng Văn hóa khiến nền kinh tế Trung Quốc điêu đứng. Đến năm 1976, 1/3 dân số nông thôn sống dưới mức nghèo khổ. Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền sau cái chết của Mao Trạch Đông và tìm cách đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói. Ông đã ban hành các cải cách nhằm mở cửa thị trường Trung Quốc và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân.

Chỉ trong vài thập kỷ, Trung Quốc đã trở thành nơi có số triệu phú cao thứ 2 thế giới. Những đứa trẻ sống trong sự giàu có, được gọi là fuerdai. Lối sống xa hoa của họ đã trở thành hiện thân của sự giàu có mới hình thành của đất nước.

Tại sao người Trung Quốc không ngại nói về tiền bạc?

Một người đàn ông Trung Quốc trải nghiệm chiếc máy bay phản lực tại triển lãm hàng không ở sân bay Hồng Kiều, Thượng Hải vào tháng 4/2014.

Sự bùng nổ của tài sản tư nhân đã giúp loại bỏ những cấm kỵ của xã hội xung quanh việc thảo luận cởi mở về tiền bạc. “Độ tuổi trung bình của các triệu phú ở Trung Quốc đại lục là 37 tuổi”, Sara Jane Ho, người điều hành Institute Sarita, một trường dạy nghi thức dành cho phụ nữ giàu có ở Trung Quốc cho biết. “Họ lớn lên trong cảnh nghèo đói cùng cực. Họ chỉ muốn chiều chuộng mọi người xung quanh và đảm bảo rằng con cái của họ không bao giờ phải sống khổ sở theo cách đó”.

Nhưng ngay cả trước khi kinh tế Trung Quốc trỗi dậy gần đây, người Trung Quốc từ lâu đã bị ám ảnh bởi tài sản. Trung Quốc có truyền thống tôn giáo gắn tiền bạc với hoàn cảnh.

Mặc dù 90% người Trung Quốc xác định là không theo tôn giáo nào, nhưng nhiều người vẫn thực hành tôn giáo có mục đích mang lại lợi ích trong thế giới vật chất.

“Một số nơi trên thế giới có nền văn hóa tôn giáo rất mạnh mẽ, nơi việc quan tâm đến vật chất thực sự bị coi là xấu”, giáo sư nhân chủng học Palmer tới từ Đại học Hồng Kông nhận định. “Nhưng có điều gì đó trong tôn giáo Trung Quốc thực sự ngược lại với xu hướng này”.

Ở Trung Quốc, Đạo giáo và Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, mặc dù hầu hết mọi người không tự nhận mình là tín đồ của một tôn giáo cụ thể. Đạo Phật có quan niệm về nghiệp - sinh ra trong một gia đình giàu có nghĩa là kiếp trước bạn là người tốt. Trong Đạo giáo, có vị thần của sự giàu có, Caishenye, mà mọi người cầu mong đến với mình.

Một số người rất tin tưởng vào phong thủy, cho rằng sự giàu có của cá nhân có thể đến bằng cách điều chỉnh môi trường xung quanh của một người, chẳng hạn như đặt một bể cá trong phòng khách.

Trung Quốc đã có một xã hội thương mại hóa cao trong hàng nghìn năm. Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, đã thiết lập hệ thống tiền tệ, khi ông nắm quyền vào năm 221 TCN.

Sau đó, trong triều đại Tây Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm thứ 9 sau Công nguyên), hoạt động ngoại thương bắt đầu ở Trung Quốc với việc tạo ra Con đường Tơ lụa. Thủ đô Changan đã trở thành một thành phố quốc tế, với các thương nhân đến từ khắp nơi trên thế giới.

Khi thương mại tiếp tục phát triển và Trung Quốc trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới, tiền đóng một vai trò quan trọng. Khi tiền kim loại trở nên quá nặng để mang theo, các thương gia đã để chúng lại cho các đại lý đáng tin cậy, những người sẽ ghi lại các khoản tiền gửi trên giấy, dẫn đến việc phát minh ra tiền giấy ở Trung Quốc vào triều đại nhà Đường (618-907).

“Người ta hay nói về việc văn hóa tiêu dùng đã ảnh hưởng như thế nào đến những người sống ở chế độ tư bản trong một vài thế hệ. Còn ở Trung Quốc, nó không phải là một vài thế hệ. Nó đã diễn ra cả nghìn năm rồi”, giáo sư Palmer nói.

Đăng Dương(Theo SCMP)

Trung Quốc sẽ có chính sách khuyến khích con cái sống gần cha mẹ

Trung Quốc sẽ có chính sách khuyến khích con cái sống gần cha mẹ

Trong một tài liệu mới công bố, Trung Quốc có kế hoạch phát triển các chính sách khuyến khích người dân sống cùng hoặc sống gần cha mẹ già để tiện chăm sóc.