Sự thật về các sản phẩm 'thải độc, lọc phổi' ăn theo hậu Covid-19
“Hậu Covid cần em này lọc phổi lắm nhé. Hàng về đến đâu có người mua hết đến đó. Dùng để không phải điều trị di chứng nhé”.
“Hậu Covid đáng sợ lắm, có người không biểu hiện gì nhưng khi đi chụp lại phổi thì trắng xoá, lốm đốm, rỗ hết phổi”.
Đó là những lời quảng cáo đánh vào tâm lý lo sợ của người dân về hậu Covid-19. Mỗi sản phẩm được rao bán thấp nhất cũng ở mức 400.000 đồng/hộp (đắt hơn một hộp thuốc kháng virus điều trị Covid-19), nhưng nhiều người sẵn sàng mua về.
"Thuốc lọc phổi" được rao bán tấp nập trên mạng xã hội.
Một số người bán hàng còn quảng cáo có loại thuốc thải độc toàn bộ nội tạng bao gồm “da, phổi, gan, thận, ruột” với thành phần là nước rau củ.
Hầu hết, thuốc/thực phẩm chức năng dạng này có nhãn tiếng Nhật, Hàn Quốc hoặc được giới thiệu là hàng từ Australia, Mỹ…
“Tôi khỏi Covid-19 khoảng 1 tháng rồi nhưng vẫn còn ho, nghe nhiều người bị xơ phổi, sẹo phổi nên cũng sợ. Nếu khám ở bệnh viện thì phải chờ và chụp chiếu, nên tôi mua tạm thuốc này uống, biết đâu có kết quả nhanh hơn”, chị Vân Anh (33 tuổi, TP.HCM) nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, hiện không có thuốc nào là thuốc thanh lọc, thải độc phổi, cũng không có thuốc phòng ngừa hay đặc trị hậu Covid-19.
Ông đã nhiều lần cảnh báo về hiện tượng "ăn theo" hậu Covid-19 để trục lợi khiến người bệnh tốn kém, hoang mang.
"Người ta dễ bị hoảng loạn khi nghe thông tin liên quan đến phổi. Phần lớn người bệnh có thể tập luyện để phục hồi, trường hợp cần giải quyết các di chứng hay phục hồi chức năng là những bệnh nhân Covid-19 nặng, phải nằm hồi sức hoặc giai đoạn vắc xin chưa bao phủ", bác sĩ Khanh nói.
Bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó giám đốc Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 cũng khẳng định, hoàn toàn không có thuốc thải độc phổi hậu Covid-19. “Nhiều người còn cho rằng uống thuốc vào để thải xác virus ra. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm”, bác sĩ Ân nói.
Thực tế, trong khoảng 5 ngày đầu mắc Covid-19, người bệnh uống thuốc kháng virus để ngăn sự nhân lên của virus và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Sau thời gian này, cơ thể đã sản sinh kháng thể đẩy tất cả virus ra ngoài. Những F0 đã khỏi bệnh (test nhanh hoặc PCR âm tính) có nghĩa là cơ thể không còn sự hiện diện của SARS-Cov-2.
"Vì vậy, không có thuốc gì gọi là thải độc phổi ở đây”, ông nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Ân, Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 đã phải tiếp nhận nhiều “cựu F0” tự uống thuốc không rõ nguồn gốc dẫn đến suy thận cấp, tổn thương gan. Ông lo ngại, thuốc trôi nổi sẽ khiến người dân mua thêm bệnh tật vào người, thậm chí đánh đổi tính mạng nếu ngộ độc thuốc mức độ nặng.
Người bệnh có thể khám hậu Covid-19 tại các bệnh viện thay vì tự mua thuốc trôi nổi. |
Trong khi đó, nhiều “cựu F0” cũng tìm đến thuốc đông y để phục hồi cơ thể sau thời gian mắc bệnh và có những hiệu quả nhất định. Tiến sĩ, bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, trong số hơn 8.000 cựu F0 đến Viện thăm khám thời gian qua, trên 50% có triệu chứng ho, mất ngủ, nóng bứt rứt, rụng tóc...
Theo y học cổ truyền, người bị hậu Covid-19 sẽ có sự phân chia triệu chứng thuộc các thể hàn, thể nhiệt hay suy nhược… Do đó, người bệnh bắt buộc phải được bác sĩ khám, xác định đang mắc bệnh ở thể nào và kê đơn bốc thuốc phù hợp.
Trường hợp người bệnh mua thuốc y học cổ truyền dạng viên, hoặc được người thân ở nước ngoài gửi về, cần mang đến bác sĩ để được tư vấn. Nếu sử dụng nhầm thể bệnh, thuốc không có tác dụng mà còn ảnh hưởng đến gan, thận. Thậm chí hai loại thuốc (đông-tây y) nếu sử dụng tùy tiện, có thể phản ứng với nhau tạo thành… thuốc độc.
"Khi đó, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho sức khỏe của bệnh nhân?”, bác sĩ Lan nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu sau ít nhất 4 tuần khỏi Covid-19, người bệnh vẫn còn các triệu chứng ho, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc... có thể đến khám tại các bệnh viện có khoa Hậu Covid-19 hoặc chuyên khoa tương ứng với triệu chứng.
"Quan trọng hơn, sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh cần tăng cường đề kháng bằng ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, không dùng rượu bia và đồ uống có cồn, phơi nắng trong khoảng 7h30 đến 9h sáng", bác sĩ Ân nói thêm.
Linh Giao
Bác sĩ chỉ thực phẩm cải thiện chức năng phổi hậu Covid-19
Theo bác sĩ, F0 khỏi bệnh có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn sẽ không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn