Sự thật thông tin dùng giun đất có tác dụng phòng chống Covid-19
Theo Bộ Y tế, vừa qua một số cá nhân sử dụng mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, chia sẻ những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng về tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19 của dược liệu Địa long.
Theo Dược điển Việt Nam V, dược liệu Địa long (tên khác: Giun đất) là toàn thân đã phơi hay sấy khô của con giun. Loại đầu tiên là Quảng Địa long, 3 loại còn lại là Hồ Địa long.
Cách chế biến: Loài Quảng Địa long được thu hoạch từ mùa xuân đến mùa thu. Hồ Địa long được thu hoạch vào mùa hạ. Dùng lá Nghể răm ngâm nước, đổ lên mặt đất, bắt lấy giun đất bò lên. Loại bỏ những con giun đất có bệnh. Làm sạch nhớt, kẹp thẳng giun đất vào que nứa, mổ bụng, moi bỏ phủ tạng và đất, lau sạch, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Địa long có vị mặn, tính hàn. Chủ trị: Sốt cao bất tỉnh, kinh giản co quắp, đau khớp, chân tay tê bại, bán thân bất toại, trúng phong ho suyễn do phế nhiệt, phù thũng, tiểu ít, cao huyết áp. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4,5 - 9 g, dạng bột. Thường phối hợp trong các bài thuốc.
Đến nay, Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm nào có thành phần Địa long để hỗ trợ, điều trị Covid-19. Đồng thời, Bộ cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị Covid-19 của Địa long.
Cũng theo Bộ Y tế, người dân không tự ý mua, sử dụng dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu theo lời quảng cáo trên mạng xã hội khi thông tin chưa được kiểm chứng và chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, để tránh tiền mất tật mang.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang

Bệnh nhân Covid-19 thường trở nặng vào giai đoạn nào?
Người mắc Covid-19 thường trở nặng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 của bệnh. Đặc biệt, bệnh dễ diễn tiến nặng với những người béo phì, mắc bệnh mạn tính.

Các triệu chứng phổ biến ở người mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc xin
Hiện tại, ở Anh, 1/3 số bệnh nhân Covid-19 mới mỗi ngày là những người đã tiêm vắc xin đầy đủ.

Người mắc Covid-19 điều trị tại nhà nên ăn gì?
Bộ Y tế khuyến cáo, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch, người mắc Covid-19 cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

