Sở Y tế TP.HCM nói về khả năng cung ứng oxy cho F0 tại nhà
Có hay không tình trạng F0 tại nhà ở TP.HCM thiếu oxy?
Trong chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" ngày 3/9, một người dân đặt câu hỏi: “Tôi tham gia đội thiện nguyện cung cấp oxy cho F0 điều trị tại nhà. Tôi có nghe chính quyền nói TP không thiếu oxy nhưng thực tế, đi làm tôi thấy nhiều người thiếu oxy và cần giúp đỡ. Xin TP lưu ý”.
Về vấn đề này TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định: “Đúng là trong giai đoạn đầu có tình trạng không cung cấp kịp oxy, đặc biệt oxy không tiếp cận kịp với F0 đang cách ly, điều trị tại nhà, có diễn tiến nhanh bất thường.
![]() |
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu (phải) trả lời thắc mắc của người dân. |
“Tuy nhiên hiện nay, TP.HCM, TP Thủ Đức, các trung tâm y tế quận, huyện… đã lập ra nhiều trạm y tế (được trang bị oxy), các trạm y tế lưu động. Các trạm y tế lưu động này cũng đã bắt đầu cung cấp đầy đủ oxy y tế. Do đó vấn đề cung cấp oxy cho F0 điều trị tại nhà đang dần được khắc phục. Ngành y tế TP.HCM sẽ tiếp tục củng cố vấn đề này”, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ.
Cũng theo ông Châu, Sở Y tế TP.HCM đã ra kế hoạch chi tiết hướng dẫn các trạm y tế quận, huyện phối hợp các đội y tế lưu động cùng nhân viên của các trạm y tế phường, xã tăng cường quản lý F0 tại nhà để bảo đảm kịp thời cung cấp các gói thuốc an sinh. Đồng thời, lực lượng y tế kịp thời chuyển những trường hợp có nhu cầu thở oxy đến những điểm lưu động có oxy và sau đó cố gắng tạo sự thông suốt để chuyển bệnh nhân có nhu cầu thở oxy lên tuyến trên.
F0 khỏi bệnh có thể bị mắc lại Covid-19?
Cũng trong chương trình này, một khán giả đặt câu hỏi: Tôi thấy trên phương tiện truyền thông đại chúng kêu gọi F0 tham gia tình nguyện chống dịch. Là một F0 đã khỏi bệnh, nếu đi tình nguyện, tôi có thể bị nhiễm lại Covid-19 hay không?
Về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ: Các bệnh truyền nhiễm nói chung, người sau khi mắc bệnh trong cơ thể sẽ có kháng thể trung hòa, bảo vệ để không bị nhiễm lại. Có một số bệnh truyền nhiễm, sau khi mắc bệnh, chúng ta có miễn dịch suốt đời, tức là sẽ không bao giờ bị mắc lại.
Do virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện 2 năm nay nên chúng ta cần thời gian để theo dõi, nghiên cứu thêm. Có khá nhiều công trình nguyên cứu trên thế giới cho thấy rằng những người F0 sau khi khỏi bệnh, khả năng tự bảo vệ, chống lại tình trạng tái nhiễm cao hơn rất nhiều so với một người chưa bị bệnh dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin”, ông Châu nói.“Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, những người mắc Covid-19, 6 tháng sau khi hồi phục rất hiếm trường hợp mắc lại. Sau 6 tháng – 12 tháng, kháng thể của họ có thể giảm dần.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ngay cả khi chúng ta tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có khả năng bị mắc Covid-19, còn F0 sau khi khỏi bệnh, khả năng nhiễm trở lại rất thấp. “Như vậy những người đã từng mắc bệnh đã hồi phục, trong vòng ít nhất 6 tháng đến 1 năm, đặc biệt là 6 tháng, họ rất ít nguy cơ bị nhiễm lại”, ông Châu nhấn mạnh.
“Vì vậy nếu như bạn có đủ điều kiện lao động, có nguyện vọng tình nguyện tham gia hỗ trợ ngành y tế chăm sóc F0 là rất tốt. Theo đó, bạn có đầy đủ những trải nghiệm của người từng bị bệnh. Ngoài chăm sóc về vật chất, cơ thể cho người bệnh, bạn còn chăm sóc họ về tinh thần.
Trong bối cảnh hiện nay, do bệnh diễn biến phức tạp, ngành y tế hầu như đã quá tải, kiệt sức sau 2 năm trời đối phó dịch bệnh. Các nhân viên y tế đuối, vẫn cố gắng lăn xả để cứu chữa bệnh nhân nhưng nếu có thêm những người có thể ở bên chăm sóc người bệnh, an ủi người bệnh, họ có thể yên tâm hơn”, ông nói.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cũng lấy ví dụ, người nhiễm Covid-19 có trệu chứng phổ biến là bị mất khứu giác. Họ rất lo lắng, nhưng nếu được F0 khỏi bệnh- người đã trải qua tình trạng này, giải thích và trấn an, bệnh nhân sẽ yên tâm hơn.
“Thực ra, việc mất khứu giác không nguy hiểm. Nó là đặc điểm đặc biệt của căn bệnh này, thường 2-3 ngày sau khả năng trên sẽ hồi lại. Cho tới hiện nay, chưa ghi nhận trường hợp nào bệnh nhân Covid-19 mất khứu giác vĩnh viễn”, ông Châu nhấn mạnh thêm.
Ngọc Trang

Bộ Y tế: Ưu tiên đặc biệt vận chuyển oxy điều trị Covid-19 trong tình hình mới
Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế có giải pháp hỗ trợ các công ty cung ứng vận chuyển bồn, bình oxy y tế trong tình hình nhiều khu vực bị cách ly, phong tỏa.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

