Sở Y tế TP.HCM: Nhiều doanh nghiệp sắp được sản xuất Molnupiravir, giá sẽ giảm
Tại họp báo cung cấp thông tin về phòng chống dịch Covid-19 chiều 7/3, Sở Y tế TP.HCM cho biết, thuốc Molnupiarvir có thể sẽ được bán với giá rẻ hơn.
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, 3 doanh nghiệp được Bộ Y tế cấp phép sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước có năng lực cung ứng khoảng 2 triệu viên/tháng.
Tới đây, Bộ Y tế dự kiến sẽ cấp phép cho 1 loạt các doanh nghiệp khác đủ, khi đó, số lượng thuốc sẽ nhiều hơn trong khi giá thuốc có thể thấp hơn hiện tại.
![]() |
Thuốc Molnupiravir chỉ được bán khi có đơn của bác sĩ. |
Bên cạnh đó, thuốc Molnupiravir có hạn sử dụng ngắn (từ 4-6 tháng), việc tích trữ thuốc hoàn toàn không có lợi. Đây cũng là loại thuốc bắt buộc phải kê toa, có chỉ định của bác sĩ. Tại TP.HCM, những F0 đủ điều kiện sử dụng vẫn đang được trạm y tế, trạm lưu động cấp phát miễn phí.
Với những lý do trên, bà Mai khẳng định, việc tích trữ Molnupiravir hoàn toàn không cần thiết. Sở Y tế cũng đã tập huấn cho 2.522 nhà thuốc về kê đơn, tư vấn sử dụng thuốc Molnupiravir cho người dân.
“Người dân nên bình tĩnh hơn. TP còn 29.000 liều Molnupiravir cấp miễn phí cho F0”, bà Mai nói.
Cũng tại họp báo, ngành y tế thông tin, TP ghi nhận số ca Covid-19 nặng đang bắt đầu tăng sau một khoảng thời gian giảm thấp. Tuy nhiên, số tử vong vẫn giảm sâu từ đầu dịch, có ngày không ghi nhận ca nào. Sở Y tế sẽ theo dõi sát để có những tính toán kịp thời, đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch trong thời gian qua.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin thêm, các quốc gia trên thế giới vẫn xem Covid-19 là đại dịch và lo ngại về các biến thể mới của SARS-CoV-2.
Ở Việt Nam, số ca nặng và tử vong đã giảm. Tuy nhiên, số tử vong mỗi ngày vẫn ở mức độ cao (khoảng 100) và cao hơn số tử vong của bệnh dại, sốt xuất huyết hàng năm. Do đó, Covid-19 vẫn chưa thể xem là bệnh lưu hành tại nước ta.
Chiều 7/3, Bộ Y tế thông tin, cả nước có thêm 147.335 ca Covid-19, trong đó TP.HCM chiếm 2.120 ca Covid-19 mới, 2 ca tử vong trong ngày.
Linh Giao

5 yếu tố xác định Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu
Số ca mắc, tỷ lệ nhập viện, tử vong, mẫu nước thải và các cụm dịch là những căn cứ để xác định giai đoạn mới của Covid-19.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

