Phụ huynh sợ lây nhiễm Covid-19, nhiều trẻ suýt tử vong vì sốt xuất huyết
Theo PGS TS BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh viện đang điều trị cho 2 trường hợp nguy kịch vì sốt xuất huyết.
Cụ thể, một bé trai 4 tuổi, thể trạng béo phì nhập viện vì sốc sốt xuất huyết, tổn thương đa cơ quan. Các bác sĩ tiến hành cho bé thở máy, truyền máu và các chế phẩm máu, dẫn lưu giải áp ổ bụng. Sau khi can thiệp tích cực, bé hiện đã qua cơn nguy kịch.
Ngoài ra, 1 bé gái 6 tuổi ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM cũng đang phải lọc máu liên tục, thở máy vì sốc sốt xuất huyết. Hiện bé đang được chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực.
![]() |
Bé trai 4 tuổi nguy kịch vì sốt xuất huyết, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM |
Cả hai bé đều béo phì và đi khám chậm trễ vì gia đình sợ bị lây Covid-19 tại bệnh viện. Bác sĩ Phạm Văn Quang cho biết, khi nhập viện, mạch và huyết áp của trẻ không đo được. Các bé lại có nhiều yếu tố nguy cơ như thừa cân, sốc nặng, cô đặc máu nặng, tổn thương đa cơ quan.
Bác sĩ Quang cảnh báo, tâm lý e ngại Covid-19 khiến nhiều phụ huynh không muốn đưa con đến khám tại các bệnh viện. Hậu quả là nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, thậm chí tử vong do không đáp ứng điều trị.
Trong khi đó, hiện tại là cao điểm sốt xuất huyết. Nếu trẻ sốt cao liên tục khoảng 3 ngày, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm. Việc xét nghiệm máu sẽ nhanh chóng xác định nguyên nhân có phải sốt xuất huyết hay không.
“Trẻ nhiễm Covid-19 có nguy cơ trở nặng và tử vong rất thấp. Trong khi đó, sốt xuất huyết và nhiều bệnh khác có thể khiến trẻ tử vong nếu như phụ huynh chậm đưa trẻ đến bệnh viện”, PGS Phạm Văn Quang cảnh báo.
Do đó, phụ huynh cần kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi trẻ có triệu chứng mắc bệnh, thực hiện 5K đầy đủ để phòng lây nhiễm Covid-19.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành quanh năm ở Việt Nam, đặc biệt ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam vào các tháng mùa mưa. Đặc điểm nhận biết là trẻ sốt cao liên tục 2-7 ngày kèm các dấu xuất huyết như chấm xuất huyết, chảy máu răng, máu mũi, vết bầm, xuất huyết âm đạo (trẻ gái ở tuổi dậy thì).
Bệnh thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 với biểu hiện trụy tim mạch (tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt). Bệnh nhi thường ít kèm các triệu chứng hô hấp và tiêu chảy.
Linh Giao

Bé trai 10 tuổi tím tái nguy kịch do tai nạn khi ăn tràng lợn
Các bác sĩ Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an vừa cứu sống thành công một bé trai sinh năm 2011, bị hóc dị vật trong quá trình ăn uống.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

