Ở nhà giãn cách, trong tủ thuốc gia đình cần có gì?
Trong bối cảnh các thành phố lớn trên cả nước đang thực hiện giãn cách, việc khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy nhu cầu dự trữ “tủ thuốc gia đình” trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là ở các gia đình có người bị bệnh nền.
Khi bạn gặp các vấn đề về sức khỏe, trừ những bệnh cần khám trực tiếp, bác sĩ có thể tư vấn online cách xử lý và đôi khi có thể chỉ định một số thuốc. Do đó, quan trọng là bạn cũng phải có một số thuốc thông dụng ở nhà.
Theo TS.BS. Phạm Diệp Thuỳ Dương - Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TP.HCM, tối thiểu gia đình bạn nên có sẵn những loại thuốc sau:
1. Những thuốc thường phải dùng từ trước đó.
2. Thuốc thông thường cho những vấn đề đột xuất:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau hoạt chất Paracetamol dạng cho người lớn và trẻ em.
- Thuốc chống dị ứng hoạt chất desloratadine, chlorpheniramine.
- Thuốc ho thảo dược.
- Thuốc băng niêm mạc dạ dày (hoạt chất aluminium phosphate).
- Các vitamin, đặc biệt là vitamin C.
- Gói dung dịch bù nước. Nếu gia đình không có, bạn vẫn có thể tự chuẩn bị ở nhà theo các cách sau (chú ý các muỗng đo lường đều là gạt ngang): 1 muỗng cà phê muối (3,5g), 8 muỗng cà phê đường (40g) pha với 1 lít nước sôi để nguội. 50g (5 muỗng canh) bột gạo nấu với 1 lít nước thành nước cháo, rồi thêm 1 muỗng cà phê muối (3,5g).
Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình phải có: Bông băng, bông gòn, gạc, băng keo cá nhân, nước muối sinh lý (loại chai 10ml), nước súc họng, dung dịch sát khuẩn vết thương. Bên cạnh đó, gia đình nên có dung dịch rửa tay nhanh, dung dịch sát khuẩn bề mặt làm vệ sinh nhà, khẩu trang y tế.
Cũng theo khuyến cáo của TS.BS. Phạm Diệp Thuỳ Dương, gia đình không trữ kháng sinh tại nhà.
“Hy vọng sau khi có một số thuốc cơ bản này, các bạn đừng qua lo lắng khi thực hiện việc giãn cách tại nhà. Ngoài ra, gia đình không nên trữ nhiều vì không cần thiết và tốn kém. Khi có yêu cầu sử dụng kháng sinh, các bác sĩ tư vấn sẽ hướng dẫn cho bạn”, TS.BS Dương nhấn mạnh.
![]() |
Túi thuốc an sinh được phát cho các F0 điều trị tại nhà ở TP.HCM |
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM cũng thông tin về toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà dành cho người từ 18 tuổi trở lên.
Theo đó, các trường hợp F0 hội đủ các điều kiện bao gồm: không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%; nhịp thở ≤ 20 lần/ phút), dưới 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì.
Đồng thời người F0 phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng tự chăm sóc cũng như các đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất có thể được chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Theo toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà được cung cấp, Sở Y tế TP.HCM chia sẻ các thuốc điều trị tại nhà bao gồm: thuốc hạ sốt, thuốc nang cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền), thuốc kháng vi rút, thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số trường hợp nhất định.
Trong đó thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống được chỉ định cho người có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang

Tải lượng virus của biến thể Delta cao gấp 300 lần chủng gốc
Người nhiễm chủng Delta có tải lượng virus ban đầu rất cao nhưng giảm dần theo thời gian.

Hà Nội thêm 50 ca Covid-19, có 35 trường hợp phát hiện tại cộng đồng
Trưa 25/8, Sở Y tế Hà Nội công bố thêm 50 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 35 ca phát hiện tại cộng đồng và 15 người trong khu cách ly

Có nên uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vắc xin Covid-19?
“Việc uống thuốc dị ứng trước khi tiêm không có tác dụng gì mà cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa viên thuốc đó. Đôi khi một số thuốc còn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin”, BS Hoa Vi nhấn mạnh.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

