Nữ điều dưỡng ở tâm dịch Bắc Giang: Đóng bỉm, quên ăn uống, rất nhớ con
Chỉ cần dân gọi là mình lên đường!
Mọi người trong khoa Thận tiết niệu (BV Việt Nam - Thụy Điển) thường gọi điều dưỡng Nguyễn Thị Hương (điều dưỡng viên, BV Việt Nam - Thụy Điển, Quảng Ninh) là “người chẳng sợ cái gì bao giờ”. Không có chiến dịch nào của bệnh viện mà chị vắng mặt.
Trước Tết Nguyên đán, 22h30 nhận lệnh hỗ trợ chống dịch ở thị xã Đông Triều, chị lên đường ngay lập tức mà chẳng kịp mang theo bộ quần áo nào. 15 ngày chống dịch ở Đông Triều là 15 ngày ròng rã chị cùng đồng nghiệp đi bộ hàng chục cây số, gõ cửa từng nhà để lấy mẫu xét nghiệm.
Sau đó, chị lại tiếp tục cùng đồng nghiệp chống dịch tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển với những ca trực liên miên.
Chị Nguyễn Thị Hương trong ngày lên đường hỗ trợ Bắc Giang. |
Và lần này, chị là người xung phong đầu tiên khi Quảng Ninh kêu gọi 200 chiến sĩ áo trắng lao vào “chảo lửa” chống dịch Covid-19 ở Bắc Giang. “Sinh ra làm nghề y, chỉ cần dân gọi là mình lên đường thôi. Cảm giác nghề thấm vào máu của mình rồi!”.
Ăn uống không quan trọng, chỉ cần tìm ra “F”, dập dịch càng nhanh càng tốt
Ngày đầu tiên có mặt tại Bắc Giang, nhóm chị thực hiện lấy 12.000 mẫu xét nghiệm, làm việc xuyên đêm tới 2h sáng. Những ngày tiếp theo, số lượng mẫu xét nghiệm càng tăng lên, chị cùng đồng nghiệp làm việc trong guồng quay không ngơi nghỉ.
Nhưng thời tiết lại chẳng ủng hộ lòng người. Nắng như đổ lửa. Trùm kín trong bộ bảo hộ, mặt đeo khẩu trang, đầu đội mũ, mồ hôi túa ra như mưa. Toàn cơ thể “ướt như chuột lột” từ đầu tới chân.
Cởi đồ bảo hộ ra là toàn thân ướt nhẹp vì trời quá nóng. (Ảnh: Chiến dịch Cảm ơn những hy sinh). |
“Mấy hôm trời nóng, chúng tôi không dám uống nhiều nước vì sợ phải đi vệ sinh. Cả ngày không dám đi vệ sinh, hoặc cùng lắm đi 1 lần thôi vì nếu cởi đồ bảo hộ ra là phải bỏ đi. Như thế vừa mất thời gian vừa tốn kém! Một số người có chức năng thận kém phải đóng sẵn bỉm, vô cùng nóng bức và khó chịu nhưng biết làm sao”, chị Hương nói.
Làm việc hết công suất. (Ảnh: Chiến dịch Cảm ơn những hy sinh). |
Bởi vậy, trong hơn 20 giờ làm việc liên tục, chỉ khi họng khát khô, chị và đồng nghiệp mới dám dừng tay để uống ngụm nước nhỏ. Vì đứng và đi lại liên tục nên chân đau mỏi rã rời.
Có người bị ngất vì kiệt sức. Cái nắng và không khí oi bức khiến chị Hương đầu đau như búa bổ, phải uống tạm viên thuốc giảm đau để tiếp tục guồng quay công việc.
Tranh thủ chợp mắt bất kể khi nào có thể (Ảnh: Chiến dịch Cảm ơn những hy sinh) |
Nỗ lực là thế, nên đôi lúc gặp sự không hợp tác từ chính người dân, chị cũng chạnh lòng.
“Để tăng công suất xét nghiệm, phương pháp gộp mẫu 5 được thực hiện nhưng bà con không hiểu mà nghĩ chúng tôi gây khó dễ nên lại không hợp tác. Rồi có những trường hợp gọi không tới nên chúng tôi phải đi bộ đến tận nhà để lấy mẫu. Giá mà bà con hiểu được với chúng tôi từng phút trôi qua quý giá như thế nào!”, chị chia sẻ.
Thức trắng đêm xét nghiệm (Ảnh: Chiến dịch Cảm ơn những hy sinh) |
Ngày ăn tranh thủ, mắt quầng thâm, người gầy rộc đi, nhưng đêm về, họ vẫn bảo nhau rằng: “Đây không phải là thời điểm được phép ngủ đủ giấc. Khi nào hết dịch sẽ xin nghỉ phép để ngủ bù, ngủ cho đẫy mắt”.
Không được phép ốm, phải luôn khỏe để chống dịch là mệnh lệnh mà họ luôn tự đặt ra cho mình. “Giữa tâm dịch thế này, ăn uống, ngủ nghỉ, tất cả đều không quan trọng, chỉ cần tìm ra F và dập dịch càng sớm càng tốt”, chị nói.
Biển tên trước ngực nhỏ nên các điều dưỡng nghĩ ra cách viết tên, đội để dễ nhận biết |
Dịch yên, mẹ sẽ về…
Chồng làm nghề xây dựng thường xuyên đi làm về muộn, chị Hương là người luôn sát sao từng bữa ăn, giấc ngủ của con.
Tháng trước, chồng chị bị ngã xe máy, thoát vị đĩa đệm, đau lưng dữ dội nên phải nằm viện điều trị 16 ngày. Sau đó, anh phải nghỉ ở nhà. Giờ, con gái lớn phải thay mẹ chăm sóc bố và em trai.
Mệt lắm nhưng tinh thần vẫn rất lạc quan. |
Chiều hôm trước khi lên đường, chị vội ra chợ mua đủ loại thực phẩm: gạo, trứng, cá khô, rau củ… để tích trữ vào tủ lạnh.“Chồng thấy vợ đột nhiên mua nhiều thức ăn thế là biết vợ lại sắp đi công tác rồi. Anh ấy còn trêu là sợ bố con anh chết đói hay sao mà mua nhiều thế”.
Bức ảnh 2 con gửi chị Hương để giúp mẹ đỡ nhớ con. |
Khi chuẩn bị đi, bé Huyền (con gái lớn của chị) ôm lấy mẹ hỏi: “Mẹ lại đi à? Bao giờ mẹ về?”. Chị chỉ biết bảo con rằng mẹ đi chống dịch, đi thôi chưa biết ngày về. Còn cậu con trai Đoàn Minh thì cứ níu mẹ, không muốn mẹ đi.
Kết thúc mỗi ngày dài, nhìn đồng hồ đã 2-3 giờ sáng, chị Hương lại nhớ về gia đình nhỏ của mình.“Biết là giờ đó 2 con và chồng ngủ rồi nhưng nhớ quá nên mình cứ nhắn tin. Nếu có tin nhắn lại là mình lại gọi điện qua zalo để được nhìn thấy mặt con”, chị kể.
Trong mỗi cuộc nói chuyện, chị lại nhận được hàng tá câu hỏi của cậu con trai nhỏ: Mẹ có nhớ con không? Bao giờ mẹ về? Con đi cùng mẹ được không? Mùng 1/6 này mẹ có về tặng quà con không?... Mỗi câu hỏi ngây thơ của bé càng khiến tim chị thắt lại.
Thời gian này cũng đặc biệt quan trọng với bé Huyền khi ngày 1-2/6 tới con sẽ bước vào kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10.
“Tỷ lệ chọi cao lắm, cả thành phố chỉ có 1 trường điểm. Lúc trước, tôi định dồn lịch trực để xin nghỉ đưa con thi nhưng giờ đi chống dịch thế này, không biết có về kịp để đưa con đi không?”.
Biết là ngành y “đi trước, về sau”, vất vả nhưng chị vẫn mong con gái nối nghiệp mẹ bởi sứ mệnh cứu người cao cả.
Ngày Quốc tế thiếu nhi đang đến gần, chị cũng như nhiều y bác sĩ khác nơi đầu chiến tuyến khó có thể về mua quà tặng con. Chị thương lũ trẻ vì dịch phải xa mẹ, không có mẹ ở bên trong giai đoạn quan trọng này. Mong ước giản dị được đưa con đi thi có thể khó thực hiện được.
Dù vậy, chị vẫn lạc quan tin tưởng rằng dịch sẽ chóng qua, khi mọi người đều đang vô cùng nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh. Cuối mỗi cuộc trò chuyện hằng đêm, các con đều động viên mẹ, và chị không quên nhắn con rằng, “dịch yên, mẹ sẽ về”.
Bùi Định
Nữ điều dưỡng ngậm ngùi dự đám tang ông ngoại qua điện thoại
Xung phong vào khu cách ly chăm sóc bệnh nhân, lần đầu tiên chị Hạnh nhận được món quà lãng mạn từ chồng. Cũng trong thời gian ấy, chị nén đau thương, dự đám tang ông ngoại qua live-stream.
Kinh nghiệm hay liên quan khác
- Chàng trai du lịch vòng quanh thế giới suốt 10 năm
- Cuộc sống bên trong trại tị nạn, nhà container của người Việt rời Ukraine
- 43 tuổi, một lần 'lỡ' cùng bạn thân của vợ, tôi đau đớn tột cùng
- Chú rể đi ô tô đến gần nhà gái, nước ngập phải chèo thuyền hỏi vợ
- Cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất thế giới
- 'Thầy Công Ninh' tiết lộ cách tán đổ học trò kém 21 tuổi
- 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Mẹ đi xe máy 94 ngày, qua 25 quốc gia để thăm con
- Chồng lương thấp đưa 5 triệu/tháng, đọc tin nhắn anh gửi vợ cũ tôi rụng rời
- Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- Người phụ nữ béo nhất thế giới có ngoại hình bất ngờ sau 10 năm
- Con khóc, mẹ luống cuống lái xe lao xuống hồ
- 'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- Hầu hết đàn ông đều có những suy nghĩ này khi ngoại tình
- Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh minh
- Mâm lễ cúng Tết Thanh minh đầy đủ, chi tiết
- Hàng nghìn con rắn quấn dày đặc trên cây ở miền Tây
- Phát hiện chồng ngoại tình trong căn biệt thự bỏ hoang
- Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022