Những ngày không thể quên trong ‘cuộc đua’ giành lại hơi thở cho bệnh nhân Covid-19
Bệnh viện đa khoa Thốt Nốt là bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Cần Thơ. BS.CKII Nguyễn Ngọc Diễm Uyên - Trưởng khoa Sản, nhớ lại: “Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Khoa Hồi sức cấp cứu, liên tục theo dõi thiết bị đo nồng độ Oxy trong máu bệnh nhân (SPO2), nhiều bệnh nhân có chỉ số SPO2 giảm xuống dưới 60, những bệnh nhân ấy biểu hiện suy hô hấp nặng, khó thở, thở dốc, trong khi đồng hồ báo khối lượng oxy lỏng trong bồn chứa cũng đang tụt xuống dần, phải chuyển sang dùng tạm chai oxy khí. Dự tính, nếu một vài ngày nữa không có oxy lỏng thì chắc chắn con số tử vong sẽ tăng lên rất cao”.
Theo BS. Uyên, bệnh viện đã liên hệ nhiều nơi cung cấp oxy thì chỉ nhận được cái lắc đầu, dù giá lúc đó đã tăng lên gấp đôi.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh thành, bằng con đường "ngoại giao oxy", thông qua Thầy thuốc ưu tú - BS.CKII Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh TP.HCM, BS. Uyên đã kết nối được với các nhà máy sản xuất thép của Thép Miền Nam. Lúc này cũng là giai đoạn đỉnh dịch tại TP.HCM, một số phân xưởng oxy tại nhà máy đã nhanh chóng chuyển đổi thành trạm bơm oxy y tế miễn phí.
“Tâm thư từ Bệnh viện đa khoa Thốt Nốt vừa gửi đi thì nhận ngay phản hồi từ Nhà máy thép Thủ Thủ Đức: "Các bệnh viện cứ cho xe đến km số 9 xa lộ Hà Nội, tại trạm bơm oxy của Nhà máy Thép Thủ Đức, muốn lấy bao nhiêu cũng được, bất kể ngày đêm"”, BS. Uyên cho biết, “đêm 21 rạng sáng ngày 22/12/2021, chuyến xe đầu tiên chở oxy về đến bệnh viện, bơm thẳng lên phòng ICU để bệnh nhân thở. Qua đêm hôm đó, hơn 70 tính mạng đã được hồi sinh”.
Trong tình cảnh cả miền Tây như "hạn hán trông mưa", liên tục những ngày sau đó, BS. Uyên cũng đã kết nối với nhiều bệnh viện khác có nhu cầu oxy tại Miền Tây. Đại diện các bệnh viện cùng các Nhà máy Thép vượt qua những trở ngại về lưu thông liên tỉnh, tìm kiếm các phương tiện vận chuyển an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn để hàng trăm tấn oxy lỏng đã được vận chuyển, san sẻ đều cho các bệnh viện tuyến đầu tại các tỉnh Long An, Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang,...
Theo BS. Uyên, chiều cuối năm 31/12/2021, hàng chục bệnh nhân Covid-19 của tỉnh Cà Mau đang trông chờ oxy. TS. Tô Minh Nghị - Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Cà Mau liên hệ ngay với Tổ điều phối chương trình Oxy của nhà máy Thép Miền Nam. Vượt qua tất cả mọi nguyên tắc, thủ tục hành chính, Thép Miền Nam đã duyệt 20 tấn oxy lỏng, gấp rút đưa từ khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngay trong đêm giao thừa về Cà Mau, trên đường về còn chia sẻ cho 2 bệnh viện của Bến Tre.
Theo ông Nguyễn Nguyên Ngọc, Tổng Giám đốc Thép Miền Nam - VNSteel, ngay trước thềm Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhanh chóng hồi phục và quay về trạng thái bình thường mới, nhu cầu oxy dành cho sản xuất thép bắt đầu tăng cao, có những lúc các nhà máy cũng thiếu oxy. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP chỉ đạo các đơn vị thành viên phải đặt quyết tâm, ưu tiên tối đa cho nguồn oxy y tế để tiếp tục hỗ trợ, đồng hành với các bệnh viện ở miền Tây cho đến khi nào hết nhu cầu. Không ít lần, Thép Miền Nam đã phải tìm mua oxy y tế thay cho nguồn tự có, bất kể lễ tết, ngày nghỉ... bơm đầy các bồn chứa, đảm bảo nguồn oxy không thiếu cho nhu cầu cứu người.
Cũng theo ông Ngọc, tính đến cuối tháng 3/2022, khoảng gần 300 tấn oxy lỏng đã từ các nhà máy thép của 3 đơn vị thành viên Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP chuyển đến các bệnh viện tại TP.HCM và các tỉnh miền Tây. Lãnh đạo các công ty khẳng định tiếp tục cung ứng nguồn oxy lỏng này cho các bệnh viện đến khi nào hết nhu cầu.
Theo Bác sĩ Lê Văn Nghĩa - Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2, tỉnh Bến Tre, là người một trong những người phụ trách chuyên môn điều trị bệnh nhân Covid-19 cho biết, "Chúng tôi động viên nhau là phải cố gắng hết sức, tập trung toàn lực để thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, sử dụng mọi trang thiết bị hiện có để điều trị kịp thời và tốt nhất cho người bệnh. Cái khó khăn lớn nhất là trong thời gian đỉnh điểm của dịch bệnh ở miền Tây thì nguồn cung cấp oxy lỏng bị thiếu hụt trầm trọng, chúng tôi phải liên hệ khắp mọi nơi để tìm nguồn oxy lỏng phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19. Và sự hỗ trợ oxy lỏng của Thép Miền Nam trong lúc đó vô cùng quý giá và rất có ý nghĩa. Chúng tôi xin thay mặt cho các bệnh nhân và gia đình của họ gửi lời tri ân Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP cùng 3 đơn vị thành viên là Công ty TNHH MTV Thép miền Nam - VNSteel, Công ty CP Thép Vicasa - VNSteel, Công ty CP Thép Thủ Đức - VNSteel đã kịp thời hỗ trợ nguồn oxy, hỗ trợ chúng tôi trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19”.
Doãn Phong
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn