Nhận tiền Google, Apple có mất điểm với người dùng?
iOS và Android là 2 hệ điều hành đã cùng nhau thống trị mảng thiết bị di động trong suốt hơn một thập kỷ. Trong khi những tính năng của iOS luôn hướng tới bảo vệ dữ liệu người dùng thì Android lại không sở hữu điều này do tính chất mở của hệ điều hành.
Hai ông lớn công nghệ Apple và Google cũng có những triết lý rất khác nhau khi nói đến dữ liệu người dùng. Apple từng tuyên bố rằng họ tin tưởng “sự riêng tư là một quyền cơ bản của con người” và luôn đặt yếu tố này lên hàng đầu.
Ngược lại, Google Search là nền tảng cho phép chạy quảng cáo lớn nhất thế giới, và việc công ty trở thành một trong những nhà thu thập dữ liệu người dùng nhiều nhất toàn cầu cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Apple có "bán" thông tin người dùng cho Google?
Trên thực tế, Apple kiếm được rất nhiều tiền hàng năm từ Google. Theo dữ liệu phân tích từ Bernstein Research, Google có thể phải trả 15 tỷ USD cho Apple trong năm tài chính 2021 để Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, iPad và máy tính Mac.
Google muốn đưa công cụ tìm kiếm của mình trở thành mặc định trên iPhone. Ảnh: Apple Insider. |
Con số này thậm chí đang ngày càng tăng. Các nhà phân tích dự đoán chi phí mà Google phải trả có thể tăng lên mốc 18-20 tỷ USD trong năm 2022. Mặc dù Apple không chia nhỏ các nguồn doanh thu dịch vụ khác nhau, nhưng phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng thỏa thuận với Google là phần có lợi nhất trong miếng bánh dịch vụ của công ty.
Xét trên góc độ kinh doanh, Apple không thể để Google Chrome trở thành trình duyệt mặc định trên iOS vì họ đã sở hữu Safari - ứng dụng mà hầu hết người dùng iPhone và iPad đều sử dụng để lướt web. Dù vậy, họ hoàn toàn có thể để Google Search thành công cụ tìm kiếm trên trình duyệt hoặc trong hệ điều hành. Việc này không ảnh hưởng tới Safari, mà vẫn đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho Apple.
Trong 10 năm Tim Cook giữ chức vụ CEO, ông đã biến Apple trở thành công ty có giá trị và tạo lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Việc Apple tập trung kinh doanh dịch vụ nhiều hơn đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng đó, đặc biệt trong giai đoạn thị trường iPhone đang dần bão hòa.
Tuy nhiên, điều này lại vô tình đi ngược lại những triết lý mà Apple đã cố gắng xây dựng trong nhiều năm nay - luôn coi trọng dữ liệu của người dùng. Một khi để Google có nhiều cơ hội hơn trên hệ điều hành iOS, vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng sẽ không còn được chú trọng.
Xóa bỏ hình tượng tôn trọng người dùng
Trong một lần trò chuyện với tác giả Walter Isaacson, Steve Jobs từng chia sẻ rằng ông muốn “phá hủy Android vì đó là một sản phẩm ăn cắp”. Có lẽ suy nghĩ này của cố nhà sáng lập Apple đến từ triết lý hoàn toàn đối lập của ông so với các đối thủ.
Tất nhiên, doanh thu hàng năm của Apple sẽ được gia tăng đáng kể nhờ khoản tiền thu được từ Google. Tuy vậy, điều này dường như đã đi ngược lại những tuyên bố trước đó của công ty dưới thời Tim Cook.
Bảo mật của iOS không còn được chú trọng nhiều như trước. Ảnh: Time. |
Trong nhiều năm, Apple của Tim Cook đã cố gắng tách mình ra khỏi những đối thủ cạnh tranh trong câu chuyện thu thập dữ liệu. Công ty không sử dụng dữ liệu của người dùng để tối ưu các quảng cáo trên trình duyệt. Ngoài ra, Apple cũng không theo dõi những gì người dùng hoạt động trên ứng dụng và website của bên thứ 3.
Thậm chí, vào năm 2015, khi FBI yêu cầu Apple bẻ khóa mật khẩu chiếc iPhone 5C của thủ phạm gây ra vụ xả súng tại San Bernardino (Mỹ) nhằm phục vụ điều tra, công ty này nhất quyết từ chối với lý do tôn trọng quyền riêng tư người dùng. Tại thời điểm đó, Apple nhận được nhiều sự ủng hộ nhờ kiên định với triết lý bảo vệ quyền riêng tư, mặc cho bị FBI tố cáo là tiếp tay cho thủ phạm.
Tuy nhiên, hình ảnh bảo vệ quyền riêng tư của Apple đang dần xấu đi. Việc Apple tuyên bố sẽ cập nhật tính năng quét ảnh của người dùng để tìm CSAM - Child Sexual Abuse Material (tài liệu xâm hại tình dục trẻ em) đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội. Trong trường hợp này, công ty cho biết họ đang thực hiện một mục tiêu cao cả khi cố gắng ngăn chặn các nội dung xấu độc trên iOS.
Trong khi đó, Apple không thể chối cãi bất cứ điều gì khi nhận tiền của Google. Theo nhận định của cây viết Jason Aten trên Inc, chỉ có một thực tế là công ty đang nhận lại một khoản lợi nhuận đáng kể hàng năm bằng cách để Google thu thập dữ liệu người dùng iPhone. Đây rõ ràng là một vấn đề mà Apple không thể biện minh.
Aten cho rằng 15 tỷ USD đối với Apple là một khoản lợi nhuận không nhỏ để bỏ qua, nhưng không lớn đến mức hãng có thể đánh đổi tên tuổi. Do đó, với một công ty xây dựng thương hiệu từ sự tin tưởng của người dùng, Apple không nên đánh đổi các giá trị của mình với bất cứ giá nào.
Theo Zing/Inc
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số