Người mắc Covid-19 sau bao lâu có thể hiến máu?
Ngày 28/3, hưởng ứng kỷ niệm 22 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4/2000 - 7/4/2022), Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hiến máu tình nguyện. Đây cũng được coi là hoạt động mở màn đầu tiên hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu.
Ths Nguyễn Văn Nhữ, Trưởng phòng Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, nhu cầu máu ở Việt Nam mỗi năm cần 2 triệu đơn vị.
Riêng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương , mỗi năm cần khoảng 350.000 - 360.000 đơn vị máu (tức mỗi ngày cần nhận 1.300 - 1.400 đơn vị máu). Thời điểm này luôn có trong kho từ 7.000 - 8.000 đơn vị máu. Tuy nhiên, số lượng máu như vậy là chưa nhiều so với kế hoạch đặt ra phải duy trì. Bởi mỗi ngày Viện phát ra trung bình 1.300 - 1.400 đơn vị máu.
Theo Ths Nhữ, hiện nay lực lượng hiến máu có sự dịch chuyển rõ rệt. Trước kia, chúng ta dựa vào sinh viên (có thời điểm tới 70%) nhưng mấy năm nay, Viện chú trọng thêm vào lực lượng công chức, người lao động ở các cơ quan nhà nước, công ty, doanh nghiệp. Những lực lượng này có sức khỏe tốt, mức sống ổn định và có hiểu biết. Ngoài việc tham gia hiến máu trực tiếp, họ còn trở thành tình nguyện viên vận động hiến máu, tuyên truyền nghĩa cử cao đẹp này tới các thành viên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
“Chúng tôi mong muốn đẩy mạnh lực lượng hiến máu thường xuyên, không phụ thuộc hoàn toàn vào sinh viên để tránh rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng dịp Tết, dịp hè”, ông Nhữ cho biết.
Ths Nguyễn Văn Nhữ, Trưởng phòng Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trả lời phỏng vấn báo chí |
Trả lời thắc mắc người mắc Covid-19 sau bao lâu có thể hiến máu, Ths. Nguyễn Văn Nhữ, Trưởng phòng Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, các trường hợp mắc Covid-19 (F0) có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: âm tính với virus SARS-CoV-2 (phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy…).
Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA cũng không khuyến cáo phải xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người hiến máu.
Với người mới tiêm phòng vắc xin Covid-19, nếu sức khỏe ổn định, người dân có thể hiến máu sau 7 ngày với các loại vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt; sau 1 tháng với các loại vắc xin sống giảm độc lực hoặc không nhớ chính xác loại vắc xin đã được tiêm và sau 6 tháng với người tham gia thử nghiệm vắc xin. Thời gian trì hoãn này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu.
Mục đích của việc trì hoãn ít ngày để các tác dụng của vắc xin được dung nạp tốt nhất sau tiêm, đảm bảo sức khỏe người hiến máu sau tiêm (không còn những phản ứng thông thường như: sốt, mệt, đau mỏi người) và tránh được các phản ứng sau hiến máu.
Với các trường hợp tiếp xúc gần (F1), thời gian trì hoãn hiến máu sẽ áp dụng theo quy định của Bộ Y tế về cách ly y tế với F1. Cụ thể, thời điểm hiện tại, theo Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/2/2022 của Bộ Y tế, thực hiện cách ly y tế 5 ngày với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1; cách ly y tế 7 ngày với F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Người dân tham gia hiến máu tình nguyện |
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng lưu ý người hiến máu các điểm sau:
- Chỉ đăng ký hiến máu khi thực sự khỏe mạnh và không có các nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường truyền máu, không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến Covid-19.
- Trả lời đầy đủ, trung thực các câu hỏi về tình trạng sức khỏe, các yếu tố dịch tễ liên quan đến Covid-19.
- Khai báo y tế qua ứng dụng PC-Covid.
- Tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế khi tham gia hiến máu. Đây là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19 khi tham gia hiến máu.
- Hiến máu khi đáp ứng tiêu chuẩn: cân nặng ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam; xét nghiệm huyết sắc tố: ≥ 120 g/l. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng.
- Nếu đã từng hiến máu: cách lần hiến máu gần nhất tối thiểu 12 tuần, cách lần hiến tiểu cầu gần nhất tối thiểu 3 tuần.
- Mang theo CMT/CCCD hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ khi đến hiến máu.
Nguyên An
Xông phòng Covid-19, bé 6 tháng tuổi ở Hà Nội nhiễm trùng máu
Trong lúc người nhà bế bé G.B đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân, gây bỏng.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn