Na Uy ra luật về ‘sống ảo’ trên Internet
Theo Vice, quy định bắt buộc các nhà quảng cáo gắn nhãn được thiết kế bởi Bộ Gia đình và Trẻ em Na Uy nếu đăng ảnh qua chỉnh sửa hoặc thêm bộ lọc màu lên Internet.
"Nhà quảng cáo và thiết kế quảng cáo phải đảm bảo nội dung chứa hình dạng cơ thể, kích thước hoặc màu da được thay đổi hoặc thêm bộ lọc cần gắn nhãn là ảnh đã chỉnh sửa", Storting, cơ quan lập pháp tối cao của Na Uy cho biết.
Ngoài nhà quảng cáo, quy định cho biết người nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng trên Internet cũng phải đánh dấu các ảnh được chỉnh bằng app, nếu nhận tiền hoặc hưởng lợi từ chúng. Các nền tảng được áp dụng gồm Facebook, Instagram, Snapchat, TikTok và Twitter.
Quy định mới của Na Uy yêu cầu những bức ảnh qua chỉnh sửa phải được gắn nhãn. Ảnh: Tubefilter. |
Theo The Hill, quy định đã được Quốc hội Na Uy thông qua với số phiếu áp đảo, 72 phiếu tán thành và 15 phiếu chống. Việc vi phạm sẽ dẫn đến mức phạt tăng dần, nghiêm trọng nhất là án tù.
Quy định được thông qua trong bối cảnh người dùng Internet tại Na Uy tranh luận xoay quanh hội chứng kroppspress (áp lực về ngoại hình). Áp lực này diễn ra khi người dùng mạng xã hội ngày ngày phải nhìn thấy người khác trông "xinh đẹp" trên Internet. Tuy vậy, người dùng khó phân biệt sự xinh đẹp ấy đó đã qua chỉnh sửa. Theo Bộ Gia đình và Trẻ em Na Uy, nghiên cứu cho thấy áp lực về ngoại hình đang ảnh hưởng đến giới trẻ, dẫn đến lòng tự trọng thấp (low self-esteem).
"Áp lực về ngoại hình hiện hữu ở nơi làm việc, công cộng, trong nhà và các phương tiện truyền thông. Chúng luôn ở đó, không thể nhìn thấy và rất khó ngăn chặn. Yêu cầu gắn nhãn các bài quảng cáo được chỉnh sửa bằng app là biện pháp ngăn chặn vấn đề này", Bộ Gia đình và Trẻ em Na Uy cho biết
"Biện pháp này nhằm mục đích hạn chế tác động tiêu cực mà những quảng cáo như vậy gây ra, đặc biệt với lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên", cơ quan này chia sẻ.
Bộ Gia đình và Trẻ em Na Uy thừa nhận quy định có thể khó thực thi bởi việc xác định ảnh đã qua chỉnh sửa hay chưa là không dễ. Ngoài ra, luật có thể gây áp lực lên người nổi tiếng về việc phẫu thuật thẩm mỹ, thay vì dùng app chỉnh ảnh trước khi đăng lên Internet.
Tờ Verdens Gang của Na Uy dẫn lời một số người có tầm ảnh hưởng ủng hộ quy định mới, thậm chí kêu gọi áp dụng cho tất cả ảnh đã qua chỉnh sửa.
Theo Zing/Vice
Mê video 'sống ảo' mạng xã hội, thiếu nữ dùng miệng cho chim ăn
Nhiều thiếu nữ chấp nhận rủi ro và nguy hiểm khi dùng miệng cho mòng biển sà xuống mổ để quay video đăng lên mạng xã hội, thỏa mãn niềm vui "sống ảo".
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số