Mẹo tiết kiệm giúp người phụ nữ Trung Quốc mua 2 căn hộ ở tuổi 32
Ở tuổi 32, Wang Shenai, cô gái Trung Quốc nổi tiếng bởi tính tiết kiệm đến mức keo kiệt của mình sở hữu hai căn hộ ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, theo SCMP.
Wang, người đã kết hôn và có một con, tiết kiệm khoảng 90% tiền lương, con số cụ thể không được tiết lộ, trong 9 năm qua để mua bất động sản.
Với chính kinh nghiệm và mẹo "thắt lưng buộc bụng" của mình, Wang nói cô muốn cho người trẻ thấy được rằng chỉ cần làm việc siêng năng và sử dụng tiền bạc hợp lý sẽ mang đến cuộc sống xa xỉ, có giá trị hơn nhiều so với một chiếc túi thời trang hay tủ quần áo mới.
Video chia sẻ mẹo tiết kiệm của Wang Shenai thu hút hơn 500 triệu lượt xem trên Weibo. |
Không tiệc tùng, không quần áo mới
Câu chuyện của Wang đã thu hút hơn 500 triệu lượt xem trên Weibo và làm dấy lên cuộc tranh luận liệu người trẻ có nên mô phỏng lối sống cực đoan của Wang hay không.
Theo đó, Wang đã đưa ra một số chiến lược, mẹo tiết kiệm tiền độc đáo của mình bao gồm: không mua quần áo mới, không tiệc tùng, tránh xa các món đồ hiệu và chỉ sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
"Tôi chỉ tiêu tối đa 100 nhân dân tệ/năm để mua đồ lót vì mặc đồ lót đã qua sử dụng không phải là ý kiến hay. Tôi có một người bạn thích mua quần áo và thường xuyên vứt những món đồ chỉ mới mặc vài lần. Cô ấy sẽ cho tôi chọn bất cứ thứ gì tôi muốn trong tủ quần áo đã qua sử dụng".
Wang cho hay lối sống tiết kiệm giúp cô cảm thấy an toàn, an tâm. |
Wang không bao giờ tham gia các bữa tiệc vì quá tốn kém. Cô chỉ sử dụng phương tiện giao thông công cộng và cố gắng trả càng ít càng tốt bằng cách sử dụng các phiếu giảm giá săn tìm trên mạng.
Bà mẹ 32 tuổi chưa bao giờ nghĩ đến việc mua hàng xa xỉ.
"Đối với một số người, tiêu tiền khiến họ hạnh phúc. Nhưng bản thân tôi không cảm thấy hạnh phúc chút nào. Thay vào đó, tôi cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi tiêu tiền", Wang nói.
Wang cho biết lối sống của mình đã ảnh hưởng đến chồng con. Cô nói rằng ông xã cô vẫn đang sử dụng chiếc điện thoại lỗi thời đến nỗi chỉ có đủ bộ nhớ để chạy ứng dụng WeChat.
"Chúng tôi không keo kiệt"
Wang làm việc trong lĩnh vực quảng cáo sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng thiết kế. Chính kinh nghiệm làm việc đã củng cố thái độ tiết kiệm tiền bạc của cô.
Wang nói thêm cô không bao giờ ăn cắp hay có ý định lợi dụng bất kỳ ai. Cô cũng không coi thường những người tiêu xài xả láng.
Đoạn video của người phụ nữ 32 tuổi tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi về việc liệu phần thưởng của lối sống tiết kiệm đến cực đoan có thực sự xứng đáng hay liệu nó có khả thi đối với nhiều người chỉ sống phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi.
"Cuộc sống như vậy có ý nghĩa gì? Vì sao lại mặc quần áo cũ? Bạn cũng đâu thể mang theo tiền khi sang thế giới bên kia", một người bình luận trên Weibo.
Một người khác viết: "Các phương tiện truyền thông không nên cổ súy cho sự tằn tiện cực đoan này. Dù có tiết kiệm nhiều người cũng không đủ tiền mua nhà vì giá bất động sản cao một cách phi lý".
Ngược lại, những người ủng hộ Wang đã dành cho cô nhiều lời khen ngợi như: "Cô ấy là một người khôn ngoan khi chống lại những cám dỗ trong một xã hội đầy rẫy ham muốn vật chất", "Cô ấy thật tuyệt vì đã tự mua nhà chứ không dựa dẫm vào cha mẹ như nhiều người đồng trang lứa".
Rất nhiều quần áo của cô đang mặc là đồ cũ của bạn bè. |
Cuộc tranh luận có thể trở nên căng thẳng khi giới trẻ dự kiến đóng góp 65% vào tăng trưởng tiêu dùng chung ở Trung Quốc vào cuối năm 2021, theo báo cáo của Ngân hàng Tài chính Tiêu dùng Trung Quốc.
Báo cáo chỉ ra nhiều người dưới 35 tuổi đang vay tiền để tiêu dùng ngắn hạn.
Wang cho biết tài sản mang lại cho cô cảm giác an toàn và là nơi cô cất giữ toàn bộ số tiền có được nhờ chăm chỉ làm việc và tiết kiệm.
"Tôi nghĩ phụ nữ rất nên mua và sở hữu bất động sản, bất kể lớn hay nhỏ. Khi gặp thất bại, bạn có thể trở về nhà của chính mình", cô nói.
Wang là đại diện tiêu biểu trong nhóm "tán gẫu của những người keo kiệt" - nơi mọi người chia sẻ các mẹo về cắt giảm chi tiêu - trên diễn đàn Douban.
"Tôi nói với mọi người rằng những người trong nhóm trò chuyện này không keo kiệt, họ chỉ đang rất coi trọng cuộc sống. Tiết kiệm tiền không có gì phải xấu hổ", cô nói.
Theo Zing
Chọn ở lại quê sau nhiều tháng mắc kẹt vì dịch
Mắc kẹt ở núi Dinh 4 tháng vì dịch, anh Huy trở lại TP.HCM khi hết giãn cách để tiện cho công việc. Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, gia đình chị Trâm chọn ở lại Lâm Đồng.
Kinh nghiệm hay liên quan khác
- Chàng trai du lịch vòng quanh thế giới suốt 10 năm
- Cuộc sống bên trong trại tị nạn, nhà container của người Việt rời Ukraine
- 43 tuổi, một lần 'lỡ' cùng bạn thân của vợ, tôi đau đớn tột cùng
- Chú rể đi ô tô đến gần nhà gái, nước ngập phải chèo thuyền hỏi vợ
- Cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất thế giới
- 'Thầy Công Ninh' tiết lộ cách tán đổ học trò kém 21 tuổi
- 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Mẹ đi xe máy 94 ngày, qua 25 quốc gia để thăm con
- Chồng lương thấp đưa 5 triệu/tháng, đọc tin nhắn anh gửi vợ cũ tôi rụng rời
- Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- Người phụ nữ béo nhất thế giới có ngoại hình bất ngờ sau 10 năm
- Con khóc, mẹ luống cuống lái xe lao xuống hồ
- 'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- Hầu hết đàn ông đều có những suy nghĩ này khi ngoại tình
- Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh minh
- Mâm lễ cúng Tết Thanh minh đầy đủ, chi tiết
- Hàng nghìn con rắn quấn dày đặc trên cây ở miền Tây
- Phát hiện chồng ngoại tình trong căn biệt thự bỏ hoang
- Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022