Lý do đội lấy mẫu tâm dịch Bắc Giang đeo túi đá trên người suốt ngày đêm
ThS. Ngụy Đình Hoàn, Trưởng đoàn chi viện Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương tại Bắc Giang chia sẻ, các thầy cô và sinh viên trong đoàn đã có phương án sử dụng túi đá giảm nhiệt ngay từ ngày đầu đến Bắc Giang (hôm 16/5).
Toàn bộ nguyên liệu đều có sẵn hoặc rất dễ kiếm. Đá lạnh xin từ người dân, được buộc chặt trong túi zip, sau đó dùng dây đeo chéo qua người. Khi nóng bức, có thể lấy túi đá di chuyển khắp các vị trí trên cơ thể giúp giảm nhiệt. Trong suốt thời gian các đội thực hiện lấy mẫu, tổ hậu cần sẽ chuẩn bị những túi này, đi đến từng địa điểm để phân phát.
![]() |
Những viên đá được buộc chặt trong túi zip để đội lấy mẫu đeo lên người - Ảnh: NVCC |
ThS. Hoàn cho hay, những ngày này, điều kiện thời tiết ở Bắc Giang rất khắc nghiệt. Nhiệt độ ngoài trời thường xuyên lên đến 39, 40 độ C, nắng nóng kéo dài suốt từ sáng sớm tới chiều muộn. Thậm chí, đến đêm, trời không còn nắng nhưng vẫn rất oi bức, không có gió.
Việc mặc bộ đồ phòng hộ cấp 4 kín mít suốt 5,6 tiếng đồng hồ, thậm chí dài hơn là điều rất khó khăn với đội lấy mẫu. Bởi vậy, họ sử dụng túi đá lạnh chườm liên tục, trong cả ban ngày và ban đêm, khi hết mát sẽ thay bằng túi khác
“Những túi đá này giúp cơ thể mát hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, là “cứu cánh” cho chúng tôi trong những ngày nhiệt độ cao đỉnh điểm”, thầy Hoàn nói.
Sau này, ý tưởng về việc chườm đá lên bộ đồ bảo hộ đã được ThS. Hoàn và các học trò chia sẻ, hướng dẫn lại cho nhiều đội lấy mẫu khác.
Cách sử dụng những túi đá lạnh giải nhiệt - Ảnh: NVCC
Hiện đoàn chi viện Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương tại Bắc Giang có gần 200 thành viên, thực hiện lấy mẫu theo chỉ đạo của Tiểu ban Xét nghiệm.
ThS. Hoàn tâm sự, mỗi đối tượng xét nghiệm sẽ có hình thức lấy mẫu riêng, gồm người dân trong khu cách ly, người dân ở cộng đồng, đối tượng F0, đối tượng F1, F2, đối tượng trong khu phong tỏa,…
Trước đây, những hộ trong khu vực cách ly y tế phải đến một điểm tập kết để lấy mẫu thì nay, họ sẽ được lấy trực tiếp tại nhà. Phương án này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng, tuy nhiên đội lấy mẫu vất vả hơn vì phải di chuyển liên tục cùng nhiều vật tư y tế.
“Chúng tôi chia lực lượng thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 người, phân công thực hiện nhiệm vụ ở một số khu vực nhất định. Các em thường nhờ người dân chở đi bằng xe ba bánh, hoặc có lúc tự đi bộ đến điểm lấy mẫu”, ThS Hoàn chia sẻ.
Đợt cao điểm nhất, đoàn lấy mẫu cho 20 đến 23 nghìn dân/ngày. Đến nay, trung bình lấy cho khoảng 10-15 nghìn người/ngày. Không chỉ lấy mẫu, các thầy cô và sinh viên còn kiêm nhiệm việc xét nghiệm nhanh tại nhà cho người dân, đọc kết quả tại chỗ.
Các ca làm việc rất linh hoạt, phụ thuộc vào kế hoạch của Tiểu ban xét nghiệm. Thông thường, đội tập kết từ 6h sáng, bắt đầu lấy mẫu từ 7h tới khoảng 11, 12h trưa. Ca chiều bắt đầu từ khoảng 16, 17h tới 24h đêm. Tuy nhiên, cũng có hôm ca sáng kết thúc lúc 15h chiều, ca chiều có thể kéo dài tới 1,2h sáng hôm sau tùy lượng người phải xét nghiệm.
Nếu Ban chỉ đạo nhờ hỗ trợ lấy mẫu đột xuất, đội sẽ tiếp tục lên đường, có thể 3,4h sáng mới xong hết việc.
Thời tiết nóng bức khiến nhiều người kiệt sức do mất nước. ThS. Hoàn cho biết đang có thêm những điều phối để cố gắng đảm bảo sức khỏe cho đoàn.
“Các thầy cô đã yêu cầu sinh viên, bạn nào mệt mỏi quá thì phải dừng việc lại, về nghỉ ngơi ngay chứ không được cố. Nhóm nào không đủ sức khỏe sẽ để nhóm khác đi thay. Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang cũng có đội ngũ cấp cứu lưu động 24/24 để hỗ trợ tối đa việc giữ sức khỏe cho đội lấy mẫu”, thầy Ngụy Đình Hoàn cho hay.
Nguyễn Liên

Bác sĩ tuyến đầu đội nắng lấy mẫu xét nghiệm cho 18.000 công nhân ở tâm dịch Bắc Giang
Hàng trăm cán bộ, bác sĩ đã tiến hành lấy mẫu test kháng nguyên cho hơn 18.000 công nhân đang trọ tại thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu - tâm dịch Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

