Lý do HLV, cầu thủ Mỹ nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin
CLB bóng chày nổi tiếng của Mỹ, New York Yankees, vừa thông báo, một số thành viên của đội đã bị nhiễm Covid-19. Trong đó có cầu thủ Gleyber Torres, 3 huấn luyện viên và 4 nhân viên.
Cả tám người đều tiêm vắc xin Johnson & Johnson vào tháng 3 hoặc tháng 4. Đây là loại vắc xin chỉ cần tiêm 1 liều, khác với Pfizer hay AstraZeneca (cần tiêm 2 liều). Do đó, các HLV, cầu thủ và nhân viên đội bóng đã được tăng cường miễn dịch chống lại Covid-19.
Bảy trong số tám người không phát triển bất kỳ triệu chứng bệnh gì; một người có biểu hiện bệnh nhưng đã nhanh chóng hết.
Cầu thủ Gleyber Torres. Ảnh: NJ
Trên thực tế, không vắc xin nào có tác dụng 100%. Do đó, người tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm bệnh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng vắc xin Pfizer và Moderna 2 liều có hiệu quả ngăn ngừa bệnh tật khoảng 95% trong khi vắc xin Johnson & Johnson có hiệu quả 72%. Vì vậy, đôi khi những người được chủng ngừa vẫn sẽ nhiễm virus. Giới chuyên môn cho biết tiêm phòng giúp mọi bệnh tật ít nghiêm trọng hơn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo các biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể là yếu tố gây ra những trường hợp nhiễm bệnh như trên. Tuy nhiên, các bằng chứng đến nay cho thấy vắc xin ở Mỹ bảo vệ cơ thể chống lại các biến thể này.
Rất khó để xác định lý do chính xác một người bị nhiễm Covid-19 và trở nặng sau khi được tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ William Moss, chuyên gia về vắc xin tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết có một số khả năng khác nhau. Trong đó bao gồm mức độ phơi nhiễm virus của những người đã tiêm chủng vắc xin.
Sự khác biệt giữa các cá nhân về mức độ phản ứng với vắc xin cũng là một yếu tố giải thích tại sao những người được tiêm chủng vẫn có nguy cơ bị bệnh. Ví dụ, một số người có bệnh lý nền hoặc đang uống thuốc có khả năng làm cho việc tiêm phòng kém hiệu quả.
“Tất cả những vấn đề này ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, dẫn đến phản ứng kém tối ưu với vắc xin”, Tiến sĩ Moss nói.
Vị chuyên gia trên cũng đề cập tới một yếu tố ít xảy ra hơn là vắc xin được bảo quản, sử dụng không đúng cách. Hoặc mọi người đã tiếp xúc với virus trước khi các mũi tiêm có hiệu lực đầy đủ.
An Yên (Theo AP)
Mỹ phê duyệt tiêm vắc xin cho trẻ em 12-15 tuổi
Mỹ đã cho phép tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12 tới 15 tuổi. Ngày tiêm dự kiến bắt đầu từ 13/5 tới.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn