Livestream qua thời kỳ cực thịnh: Streamer lấn sân kinh doanh, mở công ty
Khoảng vài năm trước, livestream đã nở rộ ở Việt Nam với hằng hà sa số các công ty chuyên tuyển dụng, đào tạo và phát triển streamer. Đó là thời kỳ ‘trăm hoa đua nở’ với các nền tảng livestream dùng núi tiền để chiêu dụ những streamer nổi nhất, đình đám nhất, nhiều fan nhất về nền tảng của mình.
Các nền tảng toàn cầu như Facebook Gaming khi đó có thể bỏ ra không dưới 10.000 USD để ký độc quyền với một tên tuổi lớn nào đó như Chim Sẻ Đi Nắng hay Nam Blue. Trong khi đó, các nền tảng nhỏ hơn được chống lưng bởi Tencent như Nimo TV và Nonolive cũng không hề tiếc tiền để làm điều tương tự với Độ Mixi, Dũng CT hay Thầy Giáo Ba, bằng các bản hợp đồng lót tay không hề kém cạnh đối thủ.
Giờ đây, khi livestream đã bước qua thời kỳ cực thịnh, các streamer bắt đầu phải tìm hướng đi ổn định hơn. Rất nhiều trong số này đều đã sớm rẽ hướng sang kinh doanh ngay trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhưng không phải ai cũng thành công.
Từ bánh mì đến cafe
Trào lưu streamer nổi tiếng đi kinh doanh đã được khởi nguồn từ Dũng CT (tên thật: Nguyễn Anh Dũng). Đây là streamer lớn tuổi đã tạo được tiếng tăm nhờ những buổi chơi game PS4 hài hước với các đồng nghiệp giai đoạn năm 2018.
Dũng CT khi đó mau chóng khai trương một cửa hàng phụ kiện và một quán ăn ở Hà Nội với lượng fan ồ ạt đến mỗi ngày. Thành công của streamer này đã trở thành động lực để một cái tên khá nổi tiếng thời điểm đó là PewPew (Hoàng Văn Khoa) quyết định nghỉ việc ở công ty cũ để kinh doanh.
Các streamer nổi tiếng đang có xu hướng lấn sâng sang kinh doanh hoặc tự mở công ty riêng. |
Các cửa hàng bánh mì PewPew mau chóng thu hút được hàng nghìn lượt khách mỗi ngày với dự định tiếp tục Bắc tiến nếu mọi chuyện suôn sẻ. PewPew thời điểm đó còn lấn sân sang xây dựng đầm nuôi tôm với tham vọng tạo ra chuỗi cung ứng của riêng mình.
Sau thành công rầm rộ của PewPew, một loạt những đồng nghiệp cũ với anh chàng cựu caster này cũng lần lượt khai trương cửa hàng kinh doanh riêng. Có thể kể tới cafe game của ViruSs (Đặng Tiến Hoàng), quán bánh canh và cyber game của Uyên Pu (Trần Thị Phương Uyên), cafe mèo của Linh Ngọc Đàm (Đàm Thị Ngọc Linh), quán ăn của Misthy (Lê Thy Ngọc)...
Trong khi đó, Độ Mixi (Phùng Thanh Độ) và Thầy Giáo Ba (Phan Tấn Trung) lại chọn con đường bán hàng online tại nhà với sự giúp sức của gia đình. Cả hai đều vẫn duy trì thói quen livestream đều đặn nhằm duy trì lượng fan trung thành ủng hộ từ trước tới giờ.
Và khởi nghiệp bằng công ty riêng
Khác với các streamer đình đám, một số cái tên lại chọn hướng đi âm thầm hơn. Tiêu biểu nhất là trường hợp của ViruSs khi streamer này quyết định rẽ hướng sang làm âm nhạc, trong đó có việc mở hẳn studio ở Thái Lan.
Nhưng thành công nhất trong số những streamer khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng phải kể đến Chim Sẻ Đi Nắng. Tuyển thủ AOE này vừa mở công ty riêng với vốn điều lệ là 14 tỷ đồng, ấp ủ tham vọng vừa làm chủ vừa livestream.
Trong tương lai, Độ Mixi cũng hứa hẹn thành lập công ty mang thương hiệu của riêng mình để quản lý chuỗi kênh YouTube, thương hiệu Mixi Food và các tài sản khác.
Ông chủ PewPew từng chia sẻ đã đón tới 4.000 lượt khách tới quán sau một tuần khai trương thuận lợi. |
Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ. Nhiều yếu tố khách quan đã khiến những toan tính của các streamer đi chệch hướng. PewPew đã phải đóng một cửa hàng bánh mì, trong khi ViruSs cũng chịu áp lực tương tự khi đóng cửa studio ở Thái Lan và cửa hàng cafe.
Thiệt hại khó tin nhất là Thầy Giáo Ba với việc tổ chức SBTC không tiến xa ở giải đấu Vietnam Championship Series, dẫn đến việc phải giải thể và bán lại 65% quyền sở hữu cho tổ chức khác sau khi tái thành lập.
Một chuyện bất ngờ khác là Dũng CT cùng các cộng sự lập DUT Studio để làm game kinh dị ‘made in Vietnam’, dự kiến ra mắt quý IV/2021. Mặc dù không đầu tư quá nhiều tiền bạc vào dự án này, việc bỏ thời gian công sức chính là sự đầu tư quý giá nhất mà nhóm của Dũng CT đang đánh đổi.
Phương Nguyễn
'Ông hoàng livestream' Trung Quốc sắp bị soán ngôi
Bất chấp lợi nhuận khổng lồ Xinba mang về mỗi năm, Kuaishou vẫn kiên quyết thay thế vị trí của anh trên mạng xã hội này.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số