Khi nào bạn phải thay bàn chải đánh răng?
Theo một khảo sát gần đây, 10% người Anh chỉ thay bàn chải đánh răng mỗi năm một lần. Nha sĩ Melike Aytekin đã chia sẻ tại sao điều này nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và tần suất bạn nên thay bàn chải.
Các nha sĩ thường khuyên bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần hai phút để có sức khỏe răng miệng tốt. Dù vậy, mọi nỗ lực làm sạch răng có thể bị lãng phí hoàn toàn nếu bạn không thay bàn chải đúng lúc.
Theo nghiên cứu, 40% người Anh không thay bàn chải đánh răng thường xuyên. Các chuyên gia đánh giá thói quen này không chỉ không tốt cho răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Ảnh minh họa: Henrilechatnoir
Bao nhiêu lâu phải thay bàn chải đánh răng?
Theo Tiến sĩ Melike Aytekin, mọi người nên thay đầu bàn chải đánh răng ba tháng một lần hoặc sớm hơn khi thấy bàn chải mất độ cứng hoặc sờn. Khi đó, bàn chải đã giảm tác dụng loại bỏ thức ăn và mảng bám trên răng.
Thay đổi trên không chỉ giữ cho răng của bạn sạch sẽ và khỏe mạnh một cách hiệu quả mà còn hạn chế tối đa sự tích tụ vi trùng và vi khuẩn trong khoang miệng.
Tác hại của dùng bàn chải quá lâu
Tiến sĩ Aytekin cảnh báo đầu bàn chải đánh răng cũ chứa vi khuẩn cũng như các miếng thức ăn. Bạn cũng nên thay bàn chải sau khi ốm, viêm họng do liên cầu khuẩn, cảm lạnh và viêm amidan.
Thức ăn còn sót lại trên lông bàn chải, trên răng cũng gây tích tụ mảng bám, dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu.
Cách giữ bàn chải sạch sẽ
Làm sạch bàn chải đánh răng giữa các lần sử dụng không hề phức tạp. Bạn chỉ cần dùng nước nóng để rửa bàn chải là đủ.
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể ngâm bàn chải trong nước súc miệng hoặc chất tẩy rửa răng giả cũng giúp loại bỏ mọi vi khuẩn gây hại.
Sau khi làm sạch, tốt nhất bạn nên để bàn chải đứng thẳng và khô tự nhiên trong không khí.
Bên cạnh việc thay thế bàn chải, bác sĩ Aytekin khuyên bạn nên dùng chỉ nha khoa cũng như chải nhẹ nướu để chăm sóc răng miệng.
Cô ấy nói: "Loại sâu răng tồi tệ nhất bắt đầu từ nướu răng của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ chải nhẹ nhàng. Nếu bạn thấy chảy máu hoặc tấy đỏ quá mức, có nghĩa bạn đang chải quá mạnh".
An Yên (Theo Mirror)

Các mẹo khi ăn uống giúp bạn không phải đi khám răng nhiều
Bạn hãy uống cà phê, ăn dứa, dùng ống hút… để hàm răng luôn bóng bền đẹp.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

