Hơn 60.000 hộ sản xuất nông nghiệp Thái Nguyên được đào tạo kỹ năng số
Gần 2.000 sản phẩm nông nghiệp đã “lên sàn”
Hội nghị do UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức theo 2 hình thức: Trực tiếp tại trụ sở UBND tỉnh và kết nối trực tuyến với 9 huyện, thị xã, thành phố và toàn bộ 178 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, với sự tham dự của 1.789 người.
Ông Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, toàn tỉnh đã có hơn 60.000 hộ SXNN được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số. |
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Dương Văn Lượng cho biết: Thực hiện Quyết định số 1034 của Bộ TT&TT và Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 177 về việc hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
“Qua gần 6 tháng triển khai, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực, như: Hơn 60.000 hộ SXNN được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số; gần 55.000 hộ SXNN được mở gian hàng trên sàn TMĐT và được cung cấp tài khoản thanh toán số; gần 2.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT; 2 sàn Postmart (của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Vỏ Sò (Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel) đã hỗ trợ tiêu thụ hơn 50 tấn nông sản địa phương”, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên nêu những dữ liệu, con số thống kê đáng khích lệ.
Theo ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30% tổng doanh thu của nhiều đơn vị. |
Ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cung cấp thêm: “Năm 2021, chúng tôi đã hướng dẫn xây dựng kịch bản và kỹ thuật livestream bán nông sản, sản phẩm trên mạng xã hội trực tiếp cho 500 lượt người và hàng nghìn lượt người bằng hình thức trực tuyến; 129 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các nền tảng như: C-Thái Nguyên, Postmart, Voso, Sendo, Lazada, Shopee... Doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20 - 50%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%”.
Ông Phạm Quang Hiếu, Phó Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên chia sẻ thông tin về việc đồng hành triển khai các hoạt động hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT. |
Gỡ khó để nông dân sống được bằng sản phẩm nông nghiệp
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch tỉnh Dương Văn Lượng cũng thẳng thắn nhìn nhận, những con số vừa đưa ra mới chỉ là bước đầu. Các hộ SXNN cũng mới tiếp cận thông tin, công nghệ, thực sự tham gia sàn TMĐT chưa nhiều. Cần nhìn nhận, đánh giá lại hoạt động hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh để xác định những tồn tại, vướng mắc phải giải quyết trong thời gian tới.
“Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cũng như chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, hy vọng năm 2022 và những năm tiếp theo, nền nông nghiệp Thái Nguyên sẽ phát triển bền vững, người nông dân sống được bằng sản phẩm nông nghiệp”, ông Lượng nhấn mạnh.
Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 9 huyện, thị xã, thành phố và toàn bộ 178 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. |
Với vai trò đồng hành cùng các địa phương nói chung và Thái Nguyên nói riêng đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, ông Vũ Chí Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT đề xuất xây dựng xa lộ kết nối nông sản Thái Nguyên tới thị trường trong nước và quốc tế, với điểm tựa là các sản phẩm như chè, gỗ, dược liệu… Đặc biệt, cần tạo ra những giá trị độc đáo của Thái Nguyên trong quá trình đưa hộ SXNN lên sàn, chẳng hạn như kết hợp truyền thống lịch sử của Thủ đô kháng chiến, kết nối liên thông với giá trị du lịch…
Ông Vũ Chí Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT, đề xuất xây dựng xa lộ kết nối nông sản Thái Nguyên tới thị trường trong nước và quốc tế. |
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Lượng “chốt” những mục tiêu định lượng khá cao trong năm nay: 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn TMĐT của hai doanh nghiệp bưu chính ngay trong tháng 4/2022; Tập trung gán nhãn cho sản phẩm, gian hàng hộ SXNN Thái Nguyên trên sàn TMĐT để bảo vệ uy tín, thương hiệu; Kết nối tiêu thụ nông sản Thái Nguyên tới 62 tỉnh, thành trên cả nước.
Nhân rộng mô hình hộ sản xuất nông sản số ở Thái Nguyên
Hơn 55.000 hộ sản xuất nông sản ở Thái Nguyên đã mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử, nhiều hộ hưởng lợi lớn. Chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển hộ sản xuất nông sản số.
Bài và ảnh: Bình Minh
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số