Hội chứng không uống rượu vẫn say
Điều này xảy ra khi cơ thể biến thức ăn có đường và tinh bột thành rượu.
Trong vài thập kỷ qua, chỉ ghi nhận một vài bệnh nhân nhưng tình trạng bệnh lý này đã được đề cập nhiều lần trên báo chí. Hầu hết sự cố liên quan đến những người bị bắt vì có hơi men trong khi lái xe.
Một phụ nữ được phát hiện mắc hội chứng trên sau khi bị bắt vì lái xe trong tình trạng say rượu ở New York (Mỹ). Nồng độ cồn trong máu của cô cao gấp 4 lần mức giới hạn luật định. Cô không bị buộc tội vì các xét nghiệm y tế cho thấy hội chứng “không uống rượu vẫn say” gây ra hiện tượng trên.
Ảnh minh họa: Corbis
Triệu chứng
Đó là da đỏ hoặc ửng hồng, chóng mặt, mất phương hướng, đau đầu, buồn nôn, ói mửa, mất nước, khô miệng, ợ hơi, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, thay đổi tâm trạng.
Lâu dài, hội chứng “không uống rượu vẫn say” có thể dẫn tới mệt mỏi mạn tính, hội chứng ruột kích thích, trầm cảm, lo âu.
Nguyên nhân
Cơ thể bệnh nhân tạo ra rượu (ethanol) từ tinh bột. Quá trình này xảy ra bên trong ruột do có một loại nấm men xuất hiện quá nhiều.
Hội chứng không mang tính bẩm sinh. Bạn có thể mắc một tình trạng khác gây ra hội chứng đó. Ví dụ, bệnh Crohn ở người lớn dẫn đến lượng nấm men dư thừa.
Ở một số người, gan có vấn đề nên không thể đào thải rượu đủ nhanh. Ngay cả một lượng nhỏ rượu do men ruột tạo ra cũng dẫn đến các triệu chứng.
Trẻ mắc hội chứng ruột ngắn cũng có nguy cơ cao. Một bé gái 3 tuổi bị say sau khi uống nước trái cây.
Các lý do khác khiến cơ thể có nhiều nấm men là cung cấp không đủ chất dinh dưỡng, dùng thuốc kháng sinh, bệnh viêm ruột, tiểu đường, hệ miễn dịch hoạt động kém…
Chẩn đoán
Không có xét nghiệm chuyên biệt nào để chẩn đoán. Bác sĩ có thể sẽ xét nghiệm phân để tìm xem có quá nhiều men trong ruột hay không.
Họ cũng có thể kiểm tra lượng đường. Đầu tiên, bạn ăn một viên nang glucose (đường). Bạn sẽ không được phép ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì khác trong vài giờ trước và sau khi kiểm tra. Sau khoảng một giờ, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
Nếu chỉ số bằng 0, người tham gia xét nghiệm khỏe mạnh. Nếu chỉ số giao động từ 1 đến 7mg/dl, người đó mắc hội chứng không uống vẫn say.
Cách chữa
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm lượng tinh bột trong chế độ ăn uống. Điều trị các bệnh tiềm ẩn như Crohn giúp cân bằng nấm trong ruột.
Một số loại thuốc có thể loại bỏ nhiễm trùng nấm gây ra vấn đề đường ruột. Thời gian dùng thuốc trong 3 tuần hoặc lâu hơn.
Người bệnh cần thực hiện các thay đổi về dinh dưỡng khi dùng thuốc như không đường, không tinh bột, không cồn. Nên ăn các loại tinh bột giàu chất xơ như bánh mì nguyên cám, gạo lứt, rau, trái cây, yến mạch, đậu lăng…
Dù không phổ biến nhưng hội chứng không uống vẫn say là một căn bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự an toàn, các mối quan hệ và công việc của bạn. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có tình trạng này.
Người bệnh cần có kế hoạch ăn kiêng hợp lý, tái khám để kiểm tra mức độ men, ngay cả khi đã được điều trị và không còn triệu chứng.
An Yên (Theo Healthline)

Hội chứng lạ khiến người phụ nữ 36 tuổi chỉ nặng 20kg
Nicolette Baker chỉ nặng khoảng 20kg vì mỗi lần ăn uống, cô đều bị những cơn đau hành hạ.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

