Hàng trăm trang Facebook giả mạo trọng tài trận Việt Nam vs Saudi Arabia
Đội tuyển Việt Nam đã bước vào trận đấu đầu tiên của vòng loại thứ 3 World Cup 2022 với trận đấu trên sân của Ả Rập Xê Út. Các cầu thủ của chúng ta đã có lợi thế sớm khi tiền vệ Nguyễn Quang Hải ghi bàn dẫn trước ngay từ phút thứ 3.
Những phút tiếp theo của hiệp một, các cầu thủ Việt Nam thi đấu như những chiến binh quả cảm, bẻ gãy và ngăn chặn thành công mọi đợt tấn công của các cầu thủ đội chủ nhà. Tuy nhiên, bước ngoặt của trận đấu đã đến vào phút thứ 54, khi trọng tài quyết định cho đội chủ nhà hưởng một quả phạt đền và rút thẻ vàng thứ 2 để truất quyền thi đấu của hậu vệ Đỗ Duy Mạnh, cầu thủ thi đấu năng nổ và sáng chói nhất của đội tuyển Việt Nam.
Làm loạn trang Facebook cá nhân trọng tài người Uzbekistan
Quyết định của trọng tài người Uzbekistan Ilgiz Tantashev đã gây ra nhiều tranh cãi, khi pha bóng dẫn đến quả phạt đền, bóng đã đập vào người Duy Mạnh trước khi trúng vào tay của hậu vệ này. Việc bị mất người đã khiến mọi tính toán của thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo "sụp đổ", khiến đội tuyển Việt Nam phải nhận thất bại 1-3 trong trận đầu ra quân.
Bên cạnh pha bóng thổi phạt đền và rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu Đỗ Duy Mạnh, trọng tài chính người Uzbekistan còn có những quyết định có phần nương nhẹ tay cho các cầu thủ đội chủ nhà, trong đó có những tình huống tưởng chừng như cầu thủ của Ả Rập Xê Út đã phạm lỗi, nhưng không hề có tiếng còi nào cất lên.
Chính những quyết định có phần tranh cãi và tạo lợi thế cho đội chủ nhà của trọng tài Ilgiz Tantashev đã khiến nhiều cư dân mạng tại Việt Nam phẫn nộ. Trong khi trận đấu đang diễn ra, nhiều cổ động viên bóng đá tại Việt Nam đã lùng sục mạng xã hội để tìm kiếm trang Facebook của vị trọng tài này để "làm loạn".
Nhiều bình luận mang tính xúc phạm, chửi bới và lăng mạ… bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt đã được nhiều cư dân mạng Việt Nam bày tỏ trên trang Facebook của vị trọng tài này.
Nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam còn "thả" hàng ngàn lượt bày tỏ cảm xúc "Phẫn nộ" vào những bài viết và hình ảnh trên trang cá nhân của trọng tài Tantashev. Thậm chí, nhiều người còn "chế"… ảnh bàn thờ của vị trọng tài này, như một cách để bày tỏ sự phẫn nộ.
Trang Facebook của trọng tài Ilgiz Tantashev là giả
Trên thực tế, các trang Facebook mang tên trọng tài Ilgiz Tantashev mà cư dân mạng Việt Nam tìm đến để bày tỏ thái độ phẫn nộ đều là những trang Facebook giả, được lập ra bởi chính… cư dân mạng Việt Nam.
Trước đó, ngay khi có thông tin trọng tài Ilgiz Tantashev sẽ cầm còi trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Ả Rập Xê Út, nhiều cư dân mạng tại Việt Nam đã nhanh chóng lập những tài khoản Facebook mạo danh, mang tên của vị trọng tài này.
Số lượng tài khoản Facebook mang tên của trọng tài người Uzbekistan lên đến con số hàng trăm. Điểm chung của những tài khoản Facebook này là đều mới được lập, với những bài viết được đăng tải gần đây, chủ yếu là những hình ảnh của trọng tài Tantashev tìm thấy được từ Internet.
Đáng chú ý, sau khi trận đấu kết thúc, nhiều tài khoản mạo danh trọng tài Tantashev đã đăng tải những nội dung với hàm ý khiêu khích đội bóng Việt Nam, mục đích nhằm lôi kéo sự tương tác từ các cổ động viên của Việt Nam. Không ít người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đã "dính bẫy", truy cập vào những trang Facebook giả mạo này để bày tỏ sự phẫn nộ và bình luận tiêu cực nhằm vào trọng tài người Uzbekistan, mà không hề hay biết rằng đây chỉ là những tài khoản Facebook giả mạo.
Mục đích của hành động mạo danh này là sẽ tăng tương tác, tăng lượng người theo dõi các tài khoản Facebook giả mạo. Sau khi có được một lượng người theo dõi đủ lớn, những kẻ mạo danh sẽ xóa đi toàn bộ nội dung cũ liên quan đến trọng tài Tantashev, rồi đổi sang một tên mới và sử dụng tài khoản Facebook này để bán hàng trực tuyến hoặc thậm chí chia sẻ những tin tức giả mạo, lừa đảo…
Việc tạo tài khoản mạo danh của các cư dân mạng Việt là một hành động làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và danh dự của người bị giả mạo. Những kẻ mạo danh đã lợi dụng tâm lý hung hăng và thiếu kiềm chế của một bộ phận cư dân mạng tại Việt Nam để "giăng bẫy" mà họ không hề hay biết.
Đây không phải là lần đầu tiên các cư dân mạng Việt Nam tìm kiếm tài khoản Facebook cá nhân của những trọng tài đã cầm còi các trận đấu có đội tuyển Việt Nam thi đấu để "làm loạn" và đây cũng không phải là lần đầu, người dùng mạng xã hội tại Việt Nam bị "dính bẫy" bởi những trang Facebook giả mạo.
Đây là một lời cảnh tỉnh cho nhiều cư dân mạng tại Việt Nam, tránh bị kích động và bị đánh lừa bởi những tài khoản Facebook, thông tin giả mạo trên mạng xã hội. Chính tâm lý đám đông, sự hung hăng của nhiều cư dân mạng Việt đã bị những kẻ lừa đảo lợi dụng và "dắt mũi", không chỉ vậy, những hành động này của một bộ phận cư dân mạng đã góp phần làm xấu đi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Theo Dantri
Bóng chưa lăn, trọng tài trận Việt Nam - UAE đã bị giả mạo, 'nhắc nhở'
Trọng tài người Iraq bắt chính trận đấu giữa tuyển Việt Nam - UAE bị lập trang Facebook giả mạo, group "anti" trước giờ bóng lăn.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số