Hai năm Covid-19 xuất hiện: Virus đã thay đổi thế giới như thế nào?
Hai năm trước, trường hợp đầu tiên nhiễm một căn bệnh đường hô hấp bí ẩn được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Giờ đây, biến thể Omicron làm tăng thêm mối quan tâm về việc đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài bao lâu nữa.
Hơn 5 triệu người đã chết vì Covid-19 kể từ trường hợp đầu tiên. Hầu hết mọi người trên Trái đất phải trải qua một dạng giãn cách nào đó. 54% dân số toàn cầu tiêm ít nhất một mũi vắc xin, mặc dù vắc xin không được phân bố đồng đều.
Giới chuyên môn đã biết nhiều hơn về căn bệnh và cách điều trị nhưng chưa biết bao giờ đại dịch sẽ chấm dứt.
Số ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày trên toàn cầu
Các mốc của đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua:
- Ngày 8/12/2019: Bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận ở Vũ Hán, Trung Quốc có các triệu chứng của căn bệnh sau này được đặt tên là Covid-19.
- Ngày 23/2/2020: Italy trở thành quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc áp lệnh phong tỏa. Phần lớn châu Âu và sau này là nhiều nước trên thế giới sẽ sử dụng hình thức trên.
- Ngày 11/3/2020: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch, ghi nhận 4.616 trường hợp tử vong do Covid-19.
- Tháng 4/2020: Việc đóng cửa trường lớp ảnh hưởng đến 82% học sinh trên thế giới.
- Ngày 28/9/2020: Thế giới vượt qua 1 triệu ca tử vong vì Covid-19, trong đó Mỹ và Brazil ghi nhận nhiều người chết nhất.
- Tháng 12/2020: Cơ quan Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Pfizer (ngày 11/12), tiếp theo là vắc xin Moderna (18/12).
- Ngày 24/3/2021: Làn sóng Covid-19 thứ 2 diễn ra do sự lan rộng của biến thể Delta, Ấn Độ tạm ngừng xuất khẩu vắc xin. Ấn Độ trở thành tâm chấn của đại dịch toàn cầu.
Ảnh minh họa: Narayanahealth
- Tháng 7/2021: Sau khi giảm mạnh vào mùa xuân, các ca bệnh bắt đầu tăng trở lại ở cả Mỹ và châu Âu, tác động nặng nề lên những người chưa tiêm vắc xin.
- Ngày 29/7/2021: Israel thông báo sẽ bắt đầu thực hiện các mũi tiêm tăng cường, bắt đầu một xu hướng ở hầu hết các quốc gia giàu có.
- Ngày 1/11/2021: Số người tử vong vì Covid-19 được công bố chính thức trên toàn thế giới đạt 5 triệu.
- Ngày 5/11/2021: Một nửa dân số toàn cầu đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin.
- Ngày 25/11/2021: Nam Phi báo cáo về biến thể Omicron.
An Yên (Theo Axios)

Tín hiệu tích cực từ tâm dịch biến thể Omicron
Dữ liệu ban đầu của Nam Phi cho thấy, đa số người nhiễm biến thể Omicron không cần thở oxy, số người trở nặng đều chưa tiêm vắc xin.

Chuyên gia Nga: Omicron có thể là dấu hiệu đại dịch sắp kết thúc
Theo ông Nikiforov, biến thể Omicron có thể khiến virus SARS-CoV-2 trở thành một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp theo mùa thông thường.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

