Hai cảm giác cảnh báo cơn đau tim sắp đến
Khi lên cơn đau tim, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện càng nhanh càng tốt. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy từng người hoặc thời điểm.
Các triệu chứng phổ biến có thể không xảy ra cùng lúc nhưng điều trị nhanh chóng để máu lưu thông trở lại cơ tim là điều quan trọng.
Ảnh minh họa: Cminj
Giới tính của bạn, đàn ông và phụ nữ, nhiều khả năng gây ra các triệu chứng đau tim khác nhau. Hai dấu hiệu thường ghi nhận ở nhiều người bệnh là lo lắng hoặc cảm giác “chết chóc sắp xảy ra”.
Những người khác sẽ thấy đau ngực với các mức độ khác nhau, thậm chí nghiêm trọng và có cảm giác tim như bị bóp nát. Cơn đau có thể bắt đầu từ ngực, lan sang các vùng khác như cánh tay, vai, cổ, hàm, lưng hoặc xuống thắt lưng.
Các dấu hiệu khác của cơn đau tim là khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm thấy lâng lâng, chóng mặt hoặc ngất đi.
Phụ nữ cũng có khả năng thấy đau ở lưng, vai, cổ, cánh tay, bụng, buồn nôn và nôn. Họ ít khi gặp tình trạng khó thở, mệt mỏi và mất ngủ trước cơn đau tim như nam giới.
Nếu nghĩ mình đang bị đau tim, bạn phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Ở Anh, khoảng 1,4 triệu người từng trải qua cơn đau tim trong đó có 1 triệu nam giới.
Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo mọi người nên tập luyện ít nhất 2,5 tiếng mỗi tuần. Các bài tập nên ở mức độ vừa phải như bơi lội, đi bộ, chạy chậm.
Nếu bạn có tiền sử bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu hoặc thay đổi chế độ tập luyện.
Nếu bạn ở gần một người bị đau tim, hãy hô hấp nhân tạo nếu người đó bất tỉnh.
“Nếu người đó không thở hoặc bạn không tìm thấy mạch, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo để giữ máu lưu thông sau khi bạn gọi trợ giúp y tế khẩn cấp. Bạn đẩy mạnh và nhanh vào giữa ngực của người đó theo nhịp khoảng 100 đến 120 lần ấn mỗi phút”, phòng khám Mayo tư vấn.
An Yên (Theo Express)

Dấu hiệu khi đánh răng cảnh báo bệnh tim
Nếu thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng, bạn cần đề phòng nguy cơ mắc bệnh liên quan tới tim.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

