Hacker Bitfinex sẽ cần 114 năm để rửa số Bitcoin đã đánh cắp trị giá 7 tỷ USD
Phần lớn số tiền bị đánh cắp từ sàn Bitfinex vào năm 2016 đã không di chuyển trong 5 năm — ngày nay “rất khó để bắt tội phạm phải trả lại tiền điện tử”.
Chỉ 4% trong số gần 120.000 Bitcoin (khoảng 7 tỷ USD ngày nay) bị tin tặc đánh cắp từ sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex vào năm 2016 đã được rửa cho đến nay – và những kẻ trộm sẽ mất hơn một thế kỷ để rút hết số tiền này, theo công ty trí tuệ blockchain Elliptic.
Theo báo cáo được công bố vào thứ năm, 79% số tiền bị đánh cắp vẫn chưa được di chuyển (tính đến hiện tại) và vẫn nằm trong ví của (các) hacker. Trong khi 21% khác đã được chuyển đi trong vòng năm năm qua.
Điều này là do sự phát triển của các công cụ theo dõi tiền điện tử, quy định và phương pháp thực thi pháp luật đã khiến cho các khối tài sản tiền điện tử bất hợp pháp ngày nay trở nên cực kỳ khó “rửa sạch”, Elliptic chỉ ra.
Peel Bitcoin
Hacker đã sử dụng cái gọi là “peel chains” để rửa và giao dịch tiền của họ. Sử dụng phương pháp này, các dòng tiền điện tử thường được di chuyển rất nhiều, nhanh chóng di chuyển từ ví này sang ví khác, trong khi chỉ một phần nhỏ BTC được “peel” đến đích thực tế của chúng.
Elliptic giải thích: Quay trở lại năm 2016, các đồng tiền được rửa thông qua peel chains rất khó để theo dõi thủ công, nhưng hiện tại đã có nhiều hệ thống truy tìm tự động đã được phát triển. Ví dụ: phần mềm “Elliptic Forensics” bề ngoài cho phép “xác định nguồn hoặc đích cuối cùng của dòng tiền trong một địa chỉ trong vòng mili giây, bất kể số lượng hoặc mức độ phức tạp của các giao dịch được sử dụng bởi người “rửa”.”
Tuy nhiên, sau khi đánh cắp 119.756 BTC vào năm 2016, hacker đã thực hiện một “loạt giao dịch” vào năm 2017, nhưng hoạt động của chúng gần như ngừng lại vào năm 2020.
Tuy nhiên, khi giá Bitcoin bắt đầu bùng nổ vào đầu năm 2021, sự cám dỗ dường như đã trở nên quá sức lớn đối với hacker, khiến họ chuyển 12.241 BTC vào tháng 4 – trị giá 774 triệu USD vào thời điểm đó.
Elliptic cũng xác định ba địa điểm chính mà hacker sử dụng để chuyển tiền: thị trường darknet (84%), ví riêng tư (12%) và sàn giao dịch (4%).
Không còn nhiều lựa chọn nữa
Quá trình rửa tiền lần đầu tiên bắt đầu vào năm 2017 trên Alphabay, thị trường darknet lớn nhất vào thời điểm đó. Sau khi, thị trường này đã bị cơ quan thực thi pháp luật đóng cửa vào cuối năm đó, hoạt động chuyển sang Hydra – thị trường bất hợp pháp lớn nhất hiện nay.
Sau một thời gian gián đoạn vào năm 2019, các tay rửa tiền đã quay trở lại với Hydra vào năm 2020 và hiện đang gửi 3 triệu USD Bitcoin bị đánh cắp mỗi tháng. Tổng cộng, số bitcoin bị đánh cắp trị giá khoảng 72 triệu USD đã được gửi đến Hydra cho đến nay
Hacker cũng tích cực sử dụng các ví tập trung vào quyền riêng tư cho phép người dùng ẩn tiền của họ khỏi các trình theo dõi blockchain. Ban đầu, một số phần BTC đã được gửi đến JoinMarket, nhưng sau đó, hacker đã chuyển sang Wasabi làm ví chính của họ.
Tổng cộng, kẻ tấn công đã rửa khoảng 10 triệu USD và tiếp tục gửi số Bitcoin bị đánh cắp trị giá 1 triệu USD khác đến Wasabi Wallet mỗi tháng.
Cuối cùng, các sàn giao dịch tiền điện tử chỉ chiếm 4% trong số các giao dịch của hacker — và điều này là do hầu hết các sàn đều đang sử dụng các quy trình chống rửa tiền và KYC nghiêm ngặt, khiến việc rút tiền bị đánh cắp mà không tiết lộ danh tính trở nên vô cùng khó khăn.
Với tốc độ đó, sẽ mất 114 năm nữa để giải quyết phần còn lại của số tiền bị đánh cắp… phân tích blockchain ngày càng đã khiến tội phạm phải trả giá khi việc sử dụng tiền điện tử bẩn ngày càng khó khăn hơn – Elliptic kết luận.
Có thể bạn quan tâm:
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số