F0 phải cách ly tại nhà nên làm gì để tránh lây cho người thân?
Theo BS Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM), tình trạng F0 phải cách ly tại nhà chắc chắn sẽ có, khi hệ thống y tế quá tải, các địa phương khác cũng sẽ áp dụng hình thức này.
Với trường hợp được xác định là người mắc Covid-19 (F0), việc đầu tiên theo BS Khanh là phải bình tĩnh. Sau đó, nên xem xét xem người nào trong nhà có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, người lớn tuổi, người có bệnh nền... Từ đó phải cách ly riêng F0 và những người khác.
F0 nên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện các biện pháp để không lây cho người thân như ở phòng riêng, không ăn chung, ngủ chung… với người nhà. Người bệnh phải rửa tay sạch và thường xuyên. Đặc biệt, người bệnh phải giữ khoảng cách trên 2m và luôn mang khẩu trang đúng, tấm che giọt bắn vì có thể bạn sẽ lây thêm cho thành viên khác trong gia đình.
F0 phải uống đủ nước, uống nước đều, đảm bảo giờ giấc nghỉ ngơi và vận động. Người này cũng phải tự vệ sinh và giữ thông thoáng trong phòng cách ly. Ngoài ăn sạch, uống sạch, khi thấy người tím tái, đau tức ngực, suy nghĩ kém, thì nằm sấp, bằng cách nằm nghiêng trái phải mỗi bên 15-30 phút để dễ thở hơn. Hoặc, có điều kiện nên đo SpO2 thường xuyên, nếu SpO2 thấp dưới 92% phải gọi y tế hỗ trợ để đến bệnh viện điều trị.
“Nếu trong gia đình có F0, cả nhà sẽ là F1 nhưng có thể chưa lây cho nhau nên thực hiện như F1 và chờ. Tốt nhất F1 nên tự theo dõi nhiệt độ, uống nhiều nước, súc miệng, rửa tay, giữ vệ sinh. Phòng thông thoáng là rất quan trọng”, BS Khanh tư vấn.
Theo đó, người chăm sóc người nhà (F0) phải rửa tay thường xuyên, dọn nhà vệ sinh và không gian sống đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng.
Nếu khu phố, hàng xóm nơi bạn sinh sống có F0, F1, bác sĩ này cho biết: “Virus không tự nhiên đi vào nhà và tấn công vào khuôn mặt mình. Bạn sẽ lây bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp dưới 2m và không có phòng hộ khuôn mặt. Chúng ta nên nhớ lại khả năng tiếp xúc của bản thân với hàng xóm để biết mình có bị lây không”.
“Tất cả những người khác đều có thể bị lây nếu lơ là, đặc biệt là người trẻ đi ra ngoài mang mầm bệnh về. Chỉ có mang khẩu trang đúng cách và thường xuyên, dùng tấm che giọt bắn khi tiếp xúc với bất cứ ai mới bảo vệ được bản thân và gia đình”, BS Khanh nhấn mạnh.
Ngọc Trang

Hướng dẫn pha dung dịch khử khuẩn nhà tránh lây nhiễm Covid-19
Có thể dùng nước Javel, nước tẩy hoặc bột Chloramin B 25% pha với nước làm dung dịch khử khuẩn sàn nhà, bề mặt đồ dùng ... nhằm ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

