Dữ liệu là tài nguyên để phát triển kinh tế Việt Nam
Sáng 15/12, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Ngày Internet Việt Nam (Internet Day). Đây là sự kiện do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức nhằm mang đến một bức tranh toàn cảnh, đa chiều về sự phát triển của Internet tại Việt Nam.
Năm nay, sự kiện Ngày Internet Việt Nam được tổ chức với chủ đề “Phục hồi và Bứt phá trong kỷ nguyên dữ liệu hóa”. Đây cũng là chương trình kỷ niệm 10 năm sự kiện Ngày Internet Việt Nam.
Theo ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, ở lần đầu tiên Ngày Internet Day Việt Nam tổ chức năm 2012, Việt Nam khi đó mới chỉ có 30,8 triệu người sử dụng Internet. Đến nay, theo báo cáo Economy SEA 2021 của Google & Temasek, nền kinh tế Internet Việt Nam được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á, đạt 220 tỷ USD về tổng giá trị hàng hóa vào năm 2030.
Ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông Vũ Hoàng Liên cho rằng, Việt Nam hiện đang là trung tâm đổi mới hấp dẫn khi nguồn vốn toàn cầu tiếp tục đổ vào. Tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet Việt Nam là gần 70 triệu người. Trong đại dịch Covid-19, ngày càng nhiều người dùng có xu hướng sử dụng các dịch vụ Internet mới.
Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, giờ đây Internet không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu công việc của một số ít người như những ngày đầu tiên. Thay vì vậy, Internet giờ đây đã đến với mọi người và phục vụ tất cả mọi nhu cầu.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở cộng đồng hơn 100 doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ Internet mà sẽ hướng tới đồng hành cùng nhau mở rộng cộng đồng, đặc biệt là với lực lượng các doanh nghiệp mới, non trẻ, nhỏ và thậm chí cực nhỏ.
“Chúng ta không chỉ đơn thuần coi người sử dụng như một khách hàng mà sẽ cùng nhau tạo nên một hệ sinh thái, môi trường để cùng phát huy hết tiềm năng của từng cá nhân, tổ chức để công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam phát triển một cách tích cực và hiệu quả.”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ tại Ngày Internet Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long cho biết, các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang rất quan tâm đến việc làm thế nào để ứng dụng CNTT nhằm phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đều liên quan đến vấn đề dữ liệu. Do đó, chúng ta cần đào sâu về định hướng, giải pháp làm thế nào để khai thác hiệu quả dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế.
Các quốc gia khác trên thế giới đã đi rất sớm về việc thành lập hành lang pháp lý cho dữ liệu. Việt Nam cũng đã xác định vai trò của dữ liệu, coi đây là tài nguyên để phát triển kinh tế. Tuy vậy, hành lang pháp lý để quản lý, khai thác, chia sẻ, kinh doanh dữ liệu của nước ta gần như bỏ trống.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, CMCN lần thứ 4 là cuộc cách mạng về thể chế. Chuyển đổi số cần thể chế số và dữ liệu cần hành lang pháp lý để hoạt động. Trong năm 2022, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ và Quốc hội để ban hành các hành lang pháp lý cho vấn đề về dữ liệu.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long: Ảnh: Trọng Đạt |
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác dữ liệu hiệu quả, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, trước hết cần chuyển đổi nhận thức đối với vấn đề dữ liệu.
“Dữ liệu là tài nguyên của đất nước, nhưng 80% tài nguyên dữ liệu lại đang ở nước ngoài. Nhiều người chưa nhận thức được vấn đề này, do vậy cần ý thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu để bảo vệ và gìn giữ.”
Thứ trưởng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chung tay xây dựng và phát triển hạ tầng số, trong đó có một hạ tầng quan trọng là hạ tầng dữ liệu. Bộ TT&TT muốn quy hoạch các trung tâm dữ liệu lớn mang tầm khu vực để trở thành hạ tầng cho nền kinh tế số.
Tiếp đến, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhắc đến vấn đề khai thác dữ liệu. Theo đó, để khai thác dữ liệu hiệu quả, cần hình thành văn hóa số, bảo vệ các giá trị đạo đức, bảo đảm an toàn an ninh mạng trong quá trình khai thác, sử dụng dữ liệu.
Bộ TT&TT mong muốn 65.000 doanh nghiệp công nghệ số sẽ đồng hành cùng 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam để hình thành 1 triệu doanh nghiệp số. Có như vậy, Việt Nam mới phát triển được một nền kinh tế số và bắt kịp xu hướng của cuộc CMCN lần thứ 4.
Trọng Đạt
Đừng để startup Việt Nam phải sang nước ngoài khởi nghiệp
Việt Nam nên học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ của Ấn Độ và Singapore. Đây là những điểm sáng về đầu tư khởi nghiệp trên thế giới.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số