Dấu hiệu giúp phát hiện dậy thì sớm ở trẻ, cha mẹ đừng bỏ qua
Nhận thấy con gái 8 tuổi có những dấu hiệu khác thường so với bạn cùng tuổi, chị Hoài Anh (ở Hà Nội) không khỏi lo lắng. Ban đầu thấy con cao lớn, phổng phao, chị cho rằng con chỉ đang phát triển sớm hơn bạn nhưng trước những dấu hiệu như ngực phát triển, mặt bắt đầu có mụn trứng cá…chị vô cùng băn khoăn, không biết liệu dấu hiệu đó có phải con đang dậy thì sớm?
Theo Ths.Bs Phạm Như Quỳnh, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, với bé gái dưới 8 tuổi đã có kỳ kinh đầu tiên hoặc một số dấu hiệu như mọc lông mu, ngực to, mọc mụn trứng cá… có thể bé đã dậy thì.
Với bé trai dưới 9 tuổi có những phát triển như thay đổi giọng nói, có mùi cơ thể, thay đổi kích thước dương vật, mọc ria mép, có mụn trứng cá… là các dấu hiệu trẻ bước vào thời kỳ dậy thì. Bác sĩ khuyến cáo, giai đoạn từ 7 đến 10 tuổi, bố mẹ nên quan sát các dấu hiệu của con hoặc nói chuyện với con để phát hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ.
Một trẻ đi khám dậy thì sớm tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: VietNamNet |
TS.BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM thông tin thêm, nhiều phụ huynh cho rằng, bé gái có kinh nguyệt mới là dậy thì. Nhưng thực tế, thời điểm bé gái dậy thì được tính từ khi trẻ bắt đầu phát triển tuyến vú. “Khi bố mẹ thấy tuyến vú của bé nhú lên, ban đầu có thể 1 bên sau đó cả 2 bên, là dấu hiệu dậy thì”, TS.BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh nói. Ngoài ra, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái (dưới 8 tuổi) còn là phát triển lông mu, lông nách, chiều cao, mụn trứng cá….
Cũng theo TS.BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, với bé trai, dấu hiệu dậy thì sớm khó phát hiện hơn bởi ở tuổi này, bé tự chăm sóc bản thân nên bố mẹ khó nhận thấy thay đổi trên cơ thể con.
“Ở bé trai, dậy thì sớm là những dấu hiệu kín đáo như tinh hoàn bắt đầu phát triển, sau đó nổi mụn, đổi giọng, có lông nách, lông mu...”.
TS.BS Vũ Quỳnh thông tin, nguyên nhân dậy thì sớm gồm nguyên nhân thực thể và các yếu tố nguy cơ.
Ở bé gái dậy thì sớm, đa số không tìm thấy nguyên nhân (vô căn). Kết quả chụp sọ não ở các bé gái dậy thì sớm cho thấy, khoảng 80% các bé không có bất thường ở tuyến yên, trên não. 20% còn lại có bất thường ở não. Cụ thể, các bé có u tuyến yên, viêm tuyến yên. Đây được gọi là nguyên nhân thực thể.
Đối với bé trai dậy thì sớm, nguyên nhân thực thể nhiều hơn (phát hiện thấy bất thường trên não). Theo đó, 50% bé trai dậy thì sớm có nguyên nhân thực thể. Như vậy, bé trai dậy thì sớm đáng lo hơn bé gái do có liên quan đến bất thường ở não.
"Với trẻ dậy thì sớm nhưng không tìm ra nguyên nhân, người ta xem xét các yếu tố nguy cơ. Yếu tố đầu tiên là béo phì. Theo đó, các em bé béo phì có mô mỡ tiết ra chất kích thích tuyến sinh dục của bé sớm, gây ra dậy thì sớm", BS.TS Vũ Quỳnh chia sẻ.
Yếu tố khác liên quan tới một số chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường. Đó là PPA có trong nhựa. Người ta đo nồng độ PPA ở em bé dậy thì sớm và phát hiện nồng độ này cao hơn với các bé không dậy thì sớm. Ngoài ra, có những chất khác như DDT, chất trong thuốc trừ sâu. Hàm lượng chất này không được kiểm soát, có trong rau, củ, quả… cũng là yếu tố nguy cơ dậy thì sớm.
Thêm vào đó, chất phthalates có trong mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, sơn móng tay, sơn móng chân…nếu phụ huynh cho trẻ dùng các sản phẩm có chất này cũng có thể gây dậy thì sớm.
Ở trẻ dậy thì sớm, hóc môn sinh dục có tác dụng làm phát triển chiều cao vì vậy, trong giai đoạn dậy thì, trẻ cao rất nhanh. Nhưng đồng thời, hóc môn này cũng có nhiệm vụ làm sụn tăng trưởng của xương đóng. Như vậy, song song với việc bé cao nhanh, bé cũng bị đóng sụn tăng trưởng sớm và ngừng cao sớm hơn các bạn khác. Do đó hậu quả dậy thì sớm là chiều cao của trẻ không bằng bạn không dậy thì sớm.
Ngoài ra, dậy thì sớm cũng gây ra hậu quả là bé gái sẽ bị mãn kinh sớm. Bên cạnh đó, bé dậy thì sớm sẽ gặp vấn đề về tâm lý xã hội. Sự phát triển đầu óc, trí tuệ không đi cùng sự phát triển thể chất khiến bé sẽ có nguy cơ bị lạm dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn…
TS.BS Vũ Quỳnh thông tin thêm, về điều trị, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định trẻ nào cần điều trị, chỉ 50% các bé dậy thì sớm phải điều trị. Nếu trẻ dậy thì sớm tiến triển quá nhiều, ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng của trẻ, bác sĩ sẽ dựa trên tuổi bé khởi phát dậy thì, chiều cao hiện tại của trẻ, tuổi xương hiện tại (không liên quan đến tuổi đời) để xác định trẻ có cần điều trị hay không.
Trẻ sẽ được dùng thuốc ức thế dậy thì. Thuốc có thể tiêm 1 tháng/lần hoặc 3 tháng/lần... để dừng các dấu hiệu dậy thì sớm của trẻ. Cụ thể, khi tiêm thuốc trẻ sẽ cao chậm lại, trẻ có kinh sẽ ngừng kinh. Việc điều trị này kéo dài đến 12 tuổi, là tuổi trẻ có thể dậy thì được. Lúc này, trẻ sẽ được ngưng đều trị để bắt đầu dậy thì trở lại.
“Đa phần trẻ đáp ứng tốt với quá trình điều trị này, thuốc tương đối an toàn nên phụ huynh đừng quá lo lắng khi trẻ dậy thì sớm”, BS Vũ Quỳnh cho biết.
Cũng theo BS Vũ Quỳnh, ể tối ưu hóa chiều cao, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối các nhóm chất, bớt ăn đồ ngọt, dầu mỡ, bớt uống nước ngọt có ga. Trẻ cần nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin. Đồng thời, trẻ cần vận động nhiều, vận động mỗi ngày, tối thiểu 40 phút/ngày với những môn thể thao đổ mồ hôi.
Bên cạnh đó, trẻ phải ngủ sớm, trước 10h tối và ngủ đủ giấc. BS Vũ Quỳnh lý giải: “Từ 11h đêm đến 3, 4 h sáng, trẻ rơi vào giấc ngủ sâu. Lúc này, cơ thể tiết hóc môn tăng trưởng nhiều giúp trẻ tối ưu hóa chiều cao. Phụ huynh cũng cần lưu ý tạo cho trẻ môi trường sống lành mạnh, hạnh phúc. Môi trường khiến trẻ bị stress như mâu thuẫn gia đình, áp lực học tập… cũng khiến trẻ hạn chế phát triển thể lực, chiều cao”.
Ngọc Trang
Nguy cơ khi trẻ dậy thì sớm không được điều trị kịp thời
Dậy thì sớm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ khiến bé gái khi trưởng thành chiều cao có thể thiếu hụt 12 cm, bé trai thấp hơn 20 cm so với chiều cao chuẩn.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn