Dân Hàn khát hàng hiệu, hãng túi chỉ cho mua 1 chiếc 1 năm
![]() |
Một chiếc túi Timeless Classic của Chanel |
Theo tờ Hankook Ilbo, Chanel Hàn Quốc đã áp dụng chính sách mới, theo đó mỗi khách hàng chỉ được mua một chiếc túi nắp gập Timeless Classic và một chiếc túi cầm tay Coco Handle mỗi năm. Quy tắc “mỗi người một túi một năm” cũng áp dụng cho các mặt hàng được phân loại là “đồ da nhỏ”, chủ yếu là ví và túi nhỏ cầm tay, nếu khách hàng muốn mua nhiều hơn 1 chiếc cùng mẫu trong danh mục này.
Quy định này được đưa ra sau khi lượng túi Chanel “bán lại” ngày càng tăng. Tại các cửa hàng Chanel lớn ở Seoul, những hàng dài người xếp hàng từ sáng sớm để được mua hàng là hình ảnh quen thuộc. Họ có thể phải đợi nhiều tiếng đồng hồ để vào được cửa hàng sớm nhất có thể để tăng khả năng mua được món đồ mà họ muốn. Trong khi nhiều người mua sắm cho riêng mình thì một số người mua để bán lại món hàng với giá cao hơn.
“Tôi quá mệt mỏi với việc chờ mở cửa. Tôi không có thời gian” – một người dùng viết trên diễn đàn chuyên chia sẻ thông tin về các mặt hàng xa xỉ.
Một người dùng khác thì cho biết cô sẵn sàng trả cho người bán lại từ 300.000-400.000 won (5,7-7,6 triệu đồng) để có được món hàng mình muốn mà không phải xếp hàng.
Chanel thường xuyên tăng giá ở Hàn Quốc – ví dụ như hồi tháng 2, tháng 7 và tháng 9 năm nay, nhưng các khách hàng có vẻ không bận tâm tới điều đó. Các nhà phân tích thị trường nói rằng đại dịch dường như làm tăng thêm cơn khát hàng xa xỉ khi nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân không được thoả mãn.
![]() |
Hàng dài người xếp hàng trước cửa hàng Chanel ở Seoul, Hàn Quốc. |
Chanel cũng không phải là thương hiệu xa xỉ duy nhất hạn chế số lượng mặt hàng bình quân trên đầu người. Hãng Hermes cũng chỉ cho phép mỗi khách hàng được mua tối đa 2 sản phẩm cùng thiết kế mỗi năm. Rolex cũng hạn chế từ 1-2 chiếc đồng hồ mỗi năm.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn kỳ vọng giá bán lại tăng hơn nữa sau mỗi thông báo hạn chế số lượng của Chanel.
Khi được hỏi quy định “mỗi người một túi một năm” có được áp dụng tại các cửa hàng nước ngoài hay không, Chanel từ chối bình luận.
Thị trường hàng hoá xa xỉ của Hàn Quốc – hiện lớn thứ 7 trên thế giới tính đến năm 2020 – dự kiến sẽ vượt 15 nghìn tỷ won vào năm nay. Thị trường bán lại hàng xa xỉ cũng dự kiến đạt 7 nghìn tỷ won.
Đăng Dương(Theo The Korea Times)

Luật ngầm trong giới chơi hàng hiệu: Không phải có tiền là mua được
Chen đã chi gần 20.000 tệ (gần 71 triệu đồng) cho 3 chiếc khăn kẹp nhẫn, một đôi dép nam và một chiếc áo phông, sau đó mới lấy hết can đảm để hỏi về chiếc túi Picotin.
Kinh nghiệm hay liên quan khác
- Chàng trai du lịch vòng quanh thế giới suốt 10 năm
- Cuộc sống bên trong trại tị nạn, nhà container của người Việt rời Ukraine
- 43 tuổi, một lần 'lỡ' cùng bạn thân của vợ, tôi đau đớn tột cùng
- Chú rể đi ô tô đến gần nhà gái, nước ngập phải chèo thuyền hỏi vợ
- Cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất thế giới
- 'Thầy Công Ninh' tiết lộ cách tán đổ học trò kém 21 tuổi
- 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Mẹ đi xe máy 94 ngày, qua 25 quốc gia để thăm con
- Chồng lương thấp đưa 5 triệu/tháng, đọc tin nhắn anh gửi vợ cũ tôi rụng rời
- Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- Người phụ nữ béo nhất thế giới có ngoại hình bất ngờ sau 10 năm
- Con khóc, mẹ luống cuống lái xe lao xuống hồ
- 'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- Hầu hết đàn ông đều có những suy nghĩ này khi ngoại tình
- Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh minh
- Mâm lễ cúng Tết Thanh minh đầy đủ, chi tiết
- Hàng nghìn con rắn quấn dày đặc trên cây ở miền Tây
- Phát hiện chồng ngoại tình trong căn biệt thự bỏ hoang
- Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

