Đám đông cướp bóc, phóng hỏa nhà máy LG tại Nam Phi
LG cho biết nhà máy sản xuất và phân phối TV tại thành phố Durban, miền đông Nam Phi bị thiêu rụi sau một cuộc bạo loạn. Theo Korea Herald, những người biểu tình liên quan đến việc cựu Tổng thống Jacob Zuma bị bắt đã phóng hỏa nhà máy vào ngày 12/7.
Nhóm người quá khích tại nhà máy LG của Nam Phi. Ảnh: JoongAng. |
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nam Phi cho biết khoảng 90 người bạo loạn đã đột nhập nhà máy vào 1h sáng 12/7 (giờ địa phương) để ăn cắp sản phẩm, sau đó là 120 người khác vào 2h sáng. Nhiều video trên Internet cho thấy trong lúc lửa bùng bên trong, nhiều người cầm theo thùng TV và đồ gia dụng ra khỏi nhà máy.
"Chúng tôi đã thông báo cho Đại sứ quán Hàn Quốc, yêu cầu chính quyền địa phương huy động lực lượng dập lửa. Tuy nhiên, chúng tôi nhận phản hồi rằng rất khó điều động lính cứu hỏa bởi người biểu tình đã có mặt tại nhà máy", một lãnh đạo LG nói.
"Những kẻ cướp bóc đã lấy đi nhiều sản phẩm, thiết bị và vật dụng. Đến chiều cùng ngày, chúng phóng hỏa nhà máy", nguồn tin từ JoongAng cho biết.
Nhà máy LG tại Durban được xây dựng với vốn đầu tư ít nhất 20 triệu USD, chủ yếu sản xuất TV và màn hình máy tính. Theo Yonhap, LG đã chuyển nhà máy tại Johannesburg về Durban vào năm 2020, khoảng 100 công nhân đang làm việc.
Công ty Hàn Quốc cho biết vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên rất khó ước tính thiệt hại tài sản do tình hình chính trị bất ổn tại Nam Phi. Hãng cũng chưa quyết định di dời, thu hồi hay xây dựng lại nhà máy.
LG chưa thể ước tính thiệt hại do nhà máy bị phóng hỏa. Ảnh: The Korea Times. |
Bạo loạn tại Nam Phi diễn ra ngày càng rộng sau khi cựu Tổng thống Jacob Zuma bị bắt giữ. Ngày 13/7, Business Korea đưa tin một kho hàng của Samsung tại tỉnh KwaZulu-Natal bị người quá khích đột nhập và cướp hàng. Samsung cũng có một nhà máy tại Durban nhưng chưa bị phá hoại do nằm gần sân bay và các cơ quan an ninh.
Ở Durban, hàng loạt cửa hàng và cơ sở kinh doanh của Hàn Quốc như nhà máy sản xuất tóc giả cũng bị cướp phá. Sau vụ việc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nam Phi đã cảnh báo công dân đảm bảo an toàn cho bản thân.
Theo Zing/Korea Herald
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số