Cứu bé sơ sinh 20 ngày tuổi mắc dị tật tim từ trong bụng mẹ
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, sản phụ 36 tuổi trong quá trình khám thai đã được phát hiện có bất thường vào tuần thứ 20. Thai nhi bị chuyển vị đại động mạch. Đây là dị tật tim ảnh hưởng trực tiếp đến tuần hoàn máu nuôi não và các cơ quan của trẻ sơ sinh.
Dị tật tim khiến bé phải phẫu thuật sau khi chào đời 10 ngày. |
Khi tiếp nhận ca bệnh, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM rất áp lực vì thời điểm điều trị đang là đỉnh điểm của đại dịch Covid-19. Nhân lực của bệnh viện được huy động chống dịch. Trong khi đó, bé quá nhỏ và nhiễm trùng sơ sinh nặng, việc can thiệp bắt buộc phải làm ngay sau khi vừa chào đời.
Thạc sĩ, bác sĩ Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim trẻ em, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ: “Đây là tình hình cấp bách để cứu sống một sinh mạng, chúng tôi đã cố gắng dùng mọi cách có thể”.
Ngay khi bé chào đời, các bác sĩ phải phá vách liên nhĩ tạo dòng máu trộn trong tim nhằm tăng lượng máu đỏ (máu giàu oxy). Nhờ đó, máu duy trì nuôi cơ thể bé trong khi chờ đợi cuộc phẫu thuật.
Ca phẫu thuật diễn ra khi bé tròn 10 ngày tuổi. Các bác sĩ đã giúp sửa chữa lại dị tật đảo ngược của hai đại động mạch, giúp cấu trúc và sinh lý của tim trở về bình thường.
Mặc dù phẫu thuật suôn sẻ nhưng tình hình nhiễm trùng sơ sinh và nhiễm trùng sau mổ khiến bé phải điều trị hơn một tháng. Rất may mắn bé đã hồi phục, hết nhiễm trùng và xuất viện với một trái tim hoạt động bình thường.
Bệnh viện huy động các chuyên khoa phối hợp ăn ý, chặt chẽ trong toàn bộ quá trình điều trị. |
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Cao Đằng Khang, để điều trị hiệu quả cho bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp phải có đội ngũ liên chuyên khoa phối hợp với nhau. Riêng em bé này đã có toàn bộ kế hoạch điều trị chi tiết từ trước sinh, do đó mang lại hiệu quả tối đa cho các bé bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp.
Trở ngại lớn nhất là cần huy động đầy đủ đội ngũ nhân sự điều trị, can thiệp, phẫu thuật và chăm sóc cho bé sau mổ.
Dị tật chuyển vị đại động mạch xảy ra khi động mạch chủ của bé nối với tâm thất phải, trong khi bình thường phải nối với tâm thất trái. Dị tật có thể phát hiện trong thai kỳ bằng siêu âm tim thai.
Điều nguy hiểm là hai động mạch dẫn hai nguồn máu khác nhau để đi nuôi cơ thể. Máu nghèo oxy (màu xanh) được cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thay vì đến phổi. Máu giàu oxy (màu đỏ) trở lại phổi thay vì cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.
Trong thai kỳ, trẻ sơ sinh chủ yếu được hỗ trợ tuần hoàn từ tim của mẹ, nên thai trong bụng mẹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng khi em bé chào đời, khiếm khuyết này làm thay đổi tuần hoàn máu của cơ thể, nếu không can thiệp, bé có nguy cơ tử vong cao.
Linh Giao

Bác sĩ ‘ra lệnh’ tim ngừng đập, cứu sống bé gái 5 tháng tuổi
Trái tim bé gái chỉ còn đập những nhịp yếu ớt, nguy cơ tử vong trong gang tấc. Bác sĩ quyết định ngừng tim để cứu bệnh nhi.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

