Covid-19 thay đổi hành vi mua sắm hàng công nghệ tại Việt Nam thế nào?
Báo cáo kinh doanh 4 tháng đầu năm của Thế Giới Di Động (MWG), chuỗi bán lẻ hàng công nghệ chiếm phân nửa thị trường, cho thấy những tác động rõ ràng của Covid-19 lên nhu cầu của người dùng tại Việt Nam theo từng thời điểm.
Dịch bệnh ảnh hưởng nhất định lên thói quen mua sắm nhiều mặt hàng tại Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) |
Tháng 4 năm ngoái, lần đầu tiên và duy nhất tới thời điểm này Việt Nam áp dụng lệnh giãn cách xã hội toàn quốc trong khoảng 2 tuần. Việc này khiến hàng loạt nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh không thiết yếu... phải đóng cửa. Thế Giới Di Động phải tạm đóng 600 cửa hàng, khiến doanh thu tháng 4 thuộc dạng thấp điểm nhất năm.
Điều này tạo ra những xu hướng tiêu dùng khác biệt khi so giai đoạn đó với thời điểm hiện tại - vẫn chống dịch Covid-19 nhưng cân bằng mục tiêu phát triển kinh tế.
Các ngành hàng laptop, kinh doanh online, thiết bị điện tử, điện thoại đều ghi nhận những tác động khác nhau giữa hai thời điểm.
Tháng 4 năm ngoái, nhu cầu mua laptop tăng đột biến do giãn cách, người dân phải làm việc và học tập tại nhà. Tất cả các kênh bán máy tính xách tay đều tăng trưởng mạnh, có thời điểm tăng gần gấp đôi ngày thường.
Cuối năm 2020, doanh thu laptop của Thế Giới Di Động tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Riêng nhà phân phối Digiworld đạt mức tăng trưởng 46%. Đây là các mức tăng rất cao trong bối cảnh hàng công nghệ gần như bão hoà.
Điều này dẫn đến việc FPT Shop lần đầu nhảy vào mở thử nghiệm các cửa hàng sửa chữa laptop, di động hồi tháng 9 năm ngoái. Chuỗi này cùng với Thế Giới Di Động cũng tích cực mở các trung tâm laptop trên toàn quốc.
Tuy vậy, nhu cầu ở tháng 4 năm nay đối với laptop không còn như trước, khiến doanh thu mảng này ở Thế Giới Di Động thấp hơn năm ngoái.
Ngành hàng thứ hai chịu tác động của Covid-19 là kinh doanh online. Lũy kế 4 tháng đầu 2021, doanh thu online trên tất cả các chuỗi của Thế Giới Di Động đóng góp 3.047 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ chủ yếu do giao dịch online đạt đỉnh vào tháng 4 năm trước.
Vào thời gian giãn cách năm ngoái, các cửa hàng vật lý phải đóng cửa, các nhà bán lẻ đều đẩy mạnh bán hàng trên mạng. Người dân khi muốn mua điện thoại hầu hết phải đặt hàng để nhà bán lẻ mang tới. Điều này khiến doanh thu trực tuyến giai đoạn này tăng mạnh, dù doanh thu bình quân giảm sút.
Năm nay, việc phòng dịch chưa đòi hỏi các cửa hàng phải đóng cửa, nhu cầu mua sắm online vẫn có nhưng không đột biến, dẫn đến doanh thu trực tuyến sụt giảm so với đỉnh mua sắm cùng kỳ năm ngoái.
Mảng tiếp theo chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 là ngành hàng điện tử. Ngành này đang chịu sức mua giảm sút, do các giải thể thao lớn chưa được tổ chức - theo lý giải của Thế Giới Di Động.
Dịch bệnh trên toàn cầu khiến cho các giải thể thao bị hoãn, hoặc thi đấu không có khán giả. Việc thiếu vắng các giải bóng đá quy mô toàn cầu ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu mua TV, loa, thiết bị điện tử nói chung tại Việt Nam.
Do tháng 4 năm ngoái doanh thu bị giảm sút nặng nề nên khi so kết quả kinh doanh với năm nay, lần đầu tiên chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động (chuỗi con của tập đoàn MWG) chứng kiến doanh thu tăng trưởng dương.
Kể từ đầu năm 2020, nhu cầu về điện thoại bão hoà, cộng với tác động của Covid-19 khiến tăng trưởng của chuỗi điện thoại trong tập đoàn MWG bị âm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên 4 tháng đầu năm nay, tác động của Covid-19 giảm xuống, cộng với doanh thu iPhone tăng mạnh, khiến tăng trưởng toàn chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh tăng lên, lần lượt đạt 5% và 3% so với cùng kỳ. Ở các tháng trước, chuỗi Thế Giới Di Động tăng trưởng âm, chuỗi Điện máy Xanh tăng 0%.
Tác động chung của Covid-19 khiến tình trạng khan hiếm chip trên toàn cầu tăng lên. Điều này dẫn đến việc một số hãng smartphone chuyển hướng sang dùng chip MediaTek trên các smartphone tầm trung. Đồng thời, các nhà bán lẻ gia tăng hàng lưu kho, nhằm bảo đảm nguồn cung trong bối cảnh thiếu hàng hoặc tăng giá có thể xảy ra. Thiếu hụt chip cũng khiến một số loại hàng hoá như loa, TV, card đồ hoạ... có thể tăng giá thời gian tới.
Hải Đăng
49% người Việt xóa app mua sắm sau khi cài đặt
Con số đáng báo động này cho thấy các sàn thương mại điện tử Việt Nam cần cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ mới có thể giữ được chân khách hàng.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số