Con gái bất hiếu mới lưỡng lự khi bố ở nhờ để tránh dịch bệnh
Không ít độc giả chỉ trích suy nghĩ của người con trong bài viết. Bạn đọc Phương viết: “Chán quá, nhà bố mẹ là nhà của con nhưng nhà của con không phải là nhà của bố mẹ”.
“Đọc hết câu chuyện của bạn, tôi tự hỏi không biết bạn có coi ông ấy là bố của bạn hay không. Tôi ngạc nhiên khi bạn lên đây để hỏi mọi người”, một người khác viết.
“Đúng là: “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ tính tháng, tính ngày”, độc giả Lê Huyền gay gắt.
Độc giả Nguyễn Lộc phân tích vợ chồng trong bài viết lo cho sức khỏe của con và mọi người nên rất cấn thận trong phòng chống dịch là hợp lý. “Nhưng vợ chồng bạn cũng là con của bố bạn, bạn nghĩ bố có thương vợ chồng bạn không?
Nếu là thương, vì công việc, kế mưu sinh ông phải đi làm nhưng ông sẽ có ý thức phòng chống dịch để không làm ảnh hưởng đến con, cháu. Bạn hãy hỏi nếu sau này, con cũng nói như vậy với chồng bạn, anh ấy sẽ nghĩ sao?”, người đọc này nhấn mạnh.
Bạn đọc Long cũng cho rằng dịch bệnh là điều không ai muốn nhưng nghĩa sinh thành của bố mẹ không chỉ vì một điều lo lắng mà có thể bỏ qua lúc này.
Nam độc giả cũng cho rằng, hai vợ chồng nên thoải mái và chân thành hơn với cha, mẹ của mình.
Người đọc Minh Châu lại khẳng định cô gái trong bài viết đang coi bố mình là người ngoài nên khó xử. Chị hãy coi bố mình là người nhà đúng nghĩa (như chồng, con trong gia đình) sẽ thấy không khó xử nữa.
Đồng quan điểm, độc giả tên Tình nhận định: “Tôi rất tâm đắc với ý kiến: Bạn xem bố bạn là người ngoài nên mới khó xử như vậy. Dù bạn cẩn thận bạn có chắc hàng ngày không tiếp xúc với ai? Chồng bạn đi làm cũng không tiếp xúc với ai?”.
Bên cạnh lời trách dành cho người con gái đắn đo khi bố đề nghị được giúp đỡ, nhiều độc giả cũng tư vấn cho chị cách để đảm bảo an toàn khi mời bố về ở cùng.
Độc giả Nguyễn Hà dặn dò: “Bạn nên dặn ông cẩn thận khi làm việc, dặn ông mang quần áo sạch đi, thay trước khi về. Lỡ có việc gì bạn cũng không đến nỗi quá hoảng sợ. Hãy nhớ đó là bố của bạn”.
“Thuê nhà cho bố về gần gia đình em là được”, độc giả Tuân Hoàng đưa ra một giải pháp khác.
Độc giả tên Hồng cũng tư vấn: ““Dặn bố bạn tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ trước khi về nhà bạn. Bạn không sinh hoat chung, ngồi gần, ăn uống chung. Ông về rửa tay vào phòng nghỉ riêng là không sao đâu”.
Lê Phương (tổng hợp)
Con gái tôi chối bỏ việc nuôi con, chạy theo tiếng gọi tình yêu
Năm nay tôi 55 tuổi. Đây là lần đầu tiên tôi chia sẻ câu chuyện của mình lên một tờ báo. Tôi hy vọng những ý kiến của độc giả sẽ giúp tôi có được quyết định tốt nhất.
Kinh nghiệm hay liên quan khác
- Chàng trai du lịch vòng quanh thế giới suốt 10 năm
- Cuộc sống bên trong trại tị nạn, nhà container của người Việt rời Ukraine
- 43 tuổi, một lần 'lỡ' cùng bạn thân của vợ, tôi đau đớn tột cùng
- Chú rể đi ô tô đến gần nhà gái, nước ngập phải chèo thuyền hỏi vợ
- Cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất thế giới
- 'Thầy Công Ninh' tiết lộ cách tán đổ học trò kém 21 tuổi
- 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Mẹ đi xe máy 94 ngày, qua 25 quốc gia để thăm con
- Chồng lương thấp đưa 5 triệu/tháng, đọc tin nhắn anh gửi vợ cũ tôi rụng rời
- Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- Người phụ nữ béo nhất thế giới có ngoại hình bất ngờ sau 10 năm
- Con khóc, mẹ luống cuống lái xe lao xuống hồ
- 'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- Hầu hết đàn ông đều có những suy nghĩ này khi ngoại tình
- Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh minh
- Mâm lễ cúng Tết Thanh minh đầy đủ, chi tiết
- Hàng nghìn con rắn quấn dày đặc trên cây ở miền Tây
- Phát hiện chồng ngoại tình trong căn biệt thự bỏ hoang
- Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022