Chuyên gia nói gì về trường hợp tiêm trộn vắc xin AstraZeneca và Sinopharm
Anh P.T.C., sinh năm 1995, cư trú phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Ngày 9/8, anh tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.
Anh C. cho biết, anh đã 2 lần nhận được thông báo đến điểm tiêm THPT Nguyễn Huệ, phường Long Thạnh Mỹ để tiêm mũi 2, nhưng phải đi về vì hết thuốc.
Ngày 3/10, anh đi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 2. Điểm tiêm có dán thông báo sử dụng vắc xin Sinopharm, đơn vị thực hiện chủng ngừa là Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức).
![]() |
Người dân TP.HCM được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Khi kiểm tra giấy xác nhận, anh C. mới biết mình được tiêm mũi 2 vắc xin Sinopharm. Anh đã quay lại điểm tiêm để phản ánh và được hướng dẫn đến Trạm Y tế phường Long Thạnh Mỹ.
Nhân viên y tế đã hẹn anh C. 4 tuần sau, tiêm lại vắc xin AstraZeneca.
“Tôi đã nhận được lời xin lỗi của trạm y tế và nhân viên y tế tại điểm tiêm. Tôi nghĩ, trong mùa dịch vừa qua, các y bác sĩ đã làm việc vất vả, nên có thể họ bị nhầm”, anh C. nói.
Bác sĩ Lê Thị Thanh Thủy, Trưởng Trạm Y tế Long Thạnh Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã dặn anh C. tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng một tuần sau tiêm. Trong vòng 4 tuần tới, nếu sức khỏe ổn định, anh C. sẽ được địa phương tiêm thêm một mũi vắc xin AstraZeneca”.
Bác sĩ Thủy thông tin, việc tổ chức tiêm vắc xin cho người dân tại trường THPT Nguyễn Huệ do địa phương và Bệnh viện Lê Văn Thịnh kết hợp tổ chức.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, đã ghi nhận việc tiêm nhầm vắc xin trên. Hiện bệnh viện đang rà soát lại sự việc.
PGS. TS. BS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Liên Chi Hội Hô hấp TP.HCM cho rằng, vắc xin AstraZeneca và vắc xin Sinopharm không cùng công nghệ sản xuất, việc tiêm trộn hai loại vắc xin này chưa được nghiên cứu và khuyến cáo về mặt khoa học. Khi hai vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau được tiêm trộn sẽ làm cho việc nhận diện của cơ thể khó hơn.
Theo bác sĩ Ngọc, thời gian qua, một số nước Đông Nam Á đã tổ chức tiêm trộn vắc xin Sinopharm và vắc xin AstraZeneca, chưa ghi nhận có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, dù không may bị tiêm trộn, anh C. không nên quá lo lắng. Vấn đề hiện nay anh C. cần làm là theo dõi sức khỏe từ 7 ngày đến một tháng sau tiêm.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tú Anh

Hơn 60% người dân TP.HCM được tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2
TP.HCM đã thực hiện tiêm hơn 11 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó 4,3 triệu người tiêm mũi 2 (chiếm 60,6%).
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

