Chip giả tràn vào thị trường
Theo Nikkei Asia, các nhà sản xuất điện tử đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn cung chip nghiêm trọng. Họ buộc phải tìm kiếm thêm các đối tác mới để đáp ứng nhu cầu linh kiện.
Tuy nhiên, thị trường đã xuất hiện tình trạng chip bán dẫn nhái, kém chất lượng hoặc trộn lẫn giữa hàng mới và tái chế.
Chip giả chen chân vào thị trường
Junichi Fujioka, CEO của nhà sản xuất thiết bị điện tử Nhật Bản Jenesis, đã tận mắt chứng kiến sự việc này.
Vì không thể mua máy từ những nguồn cung quen thuộc, chi nhánh công ty do ông điều hành tại miền nam Trung Quốc đã đặt hàng qua trang web thuộc hệ thống của Alibaba. Tuy nhiên, khi đến tay người mua, máy không hoạt động.
Một kỹ sư của công ty Oki Engineering kiểm tra chip. Ảnh: Nikkei Asia. |
Jenesis yêu cầu một kỹ sư kiểm tra thành phần bên trong. Người này xác nhận thông số của linh kiện khác với sản phẩm đặt hàng, mặc dù thông tin nhà sản xuất trên bao bì có vẻ như hàng chính hãng.
Công ty liên hệ lại với phía người bán nhưng không thực hiện được.
Theo Nikkei Asia, đó là câu chuyện cảnh giác đối với các nhà sản xuất điện tử được chào mời mua chip tồn kho, bán từ nguồn không chính hãng hoặc không phải đơn vị phân phối ủy quyền.
Những con chip như vậy không được nhà sản xuất bảo hành. Thông thường, không rõ chúng đã được cất giữ ở đâu và như thế nào. Điều này dẫn đến khả năng sản phẩm không đáng tin cậy bị chèn vào đơn hàng, các chuyên gia trong ngành cho biết.
Linh kiện như vậy có thể bao gồm chip được lấy ra từ thiết bị điện tử bị khai tử và chuyển sang dạng mới, hoặc những chip không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cũng có những trường hợp chip giả mạo tên nhà sản xuất, model trên bao bì.
Dịch vụ “xác minh chip”
Tình trạng chip giả, chip nhái xuất hiện phổ biến tới mức sinh ra một loại hình kinh doanh mới: dịch vụ xác minh chip.
Công ty con của tập đoàn Nhật Bản Oki Electric Industry, Oki Engineering cung cấp dịch vụ xác minh chip, giúp nhà sản xuất thiết bị điện tử loại bỏ các chip bị lỗi trước khi lắp ráp vào thành phẩm.
Tại văn phòng của công ty này ở Tokyo, họ có gần 20 kỹ sư, kiểm tra một lượng lớn linh kiện bị nghi ngờ thông qua laser, kính hiển vi, tia X và các thiết bị khác.
Để xác minh linh kiện, họ nung chảy các đế chip hoặc vỏ bọc bên ngoài, kiểm tra logo của nhà sản xuất, cũng như xem xét các dấu vết trên chip silicon và các đặc tính vật lý khác.
Chip giả (ảnh dưới) thiếu dấu chỉ dẫn hướng lắp đặt. Ảnh: Nikkei Asia. |
Các nhà sản xuất điện tử đang chật vật trong việc đảm bảo nguồn cung cấp chip. Chỉ cần thiếu một thành phần, sản phẩm cũng không thể xuất xưởng.
Tuy nhiên, một khi chip bán dẫn giả được lắp vào thiết bị, hậu quả còn nghiêm trọng hơn. "Rất nhiều nhà sản xuất thiết bị muốn loại bỏ những khiếm khuyết từ trong trứng nước thông qua việc kiểm tra trước", Masaaki Hashimoto, Chủ tịch của Oki Engineering cho biết.
Oki Engineering bắt đầu cung cấp dịch vụ kiểm tra từ tháng 6. Đến tháng 8, họ đã nhận được khoảng 150 yêu cầu. Nhiều hợp đồng đến từ các nhà sản xuất máy móc công nghiệp và thiết bị y tế. Sau khi kiểm tra khoảng 70 trường hợp, các kỹ sư đã tìm thấy 30% chip "có vấn đề".
Theo các kỹ sư của Oki Engineering, dấu hiệu dễ nhận thấy ngay trên vỏ ngoài của chip, hoặc chân đế. Thông thường, nhà sản xuất sẽ khắc một dấu tròn nhỏ trên đế để chỉ hướng lắp đặt. Trong một số trường hợp, sản phẩm giả đặt sai vị trí này hoặc thiếu.
Ngoài ra, còn những dấu hiệu khác như phần kết nối chip với bảng mạch trông có vẻ sai lệch, in đè ký tự lên bề mặt bao bì.
Trước khi chính thức ra mắt dịch vụ xác minh vào tháng 6, Oki Engineering đã kiểm tra chip theo yêu cầu của các khách hàng cá nhân. Nhu cầu bắt đầu tăng cao từ nửa cuối năm 2020, sau khi Bộ Thương mại Mỹ hạn chế xuất khẩu chip cho Huawei.
Điều này đã thúc đẩy gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc tích trữ càng nhiều chip càng tốt, siết chặt chuỗi cung ứng và mở ra cánh cửa cho các nhà cung cấp mới tham gia vào thị trường.
Ngoài chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhu cầu về chip đã bùng nổ do một số yếu tố như doanh số máy tính cá nhân tăng, sự phát triển của xe điện và công nghệ 5G.
Hãng bán dẫn hàng đầu thế giới TSMC dự báo tình trạng thiếu hụt sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khoảng năm 2023. Với viễn cảnh đó, các nhà sản xuất thiết bị điện tử ngày càng ít lựa chọn nguồn cung và phải cảnh giác cao độ trước hiện tượng chip giả chen chân vào chuỗi cung ứng.
Theo Zing/Nikkei Asia
Cuộc đua sản xuất chip: Samsung, TSMC, Intel rót hàng trăm tỷ USD mở nhà máy mới
Theo tin từ Wall Street Journal, hãng công nghệ Intel Corp. của Mỹ đang có kế hoạch xây dựng hai nhà máy sản xuất chip mới tại châu Âu nhằm tăng sản lượng trong bối cảnh thế giới đang thiếu chip trầm trọng...
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số