Chân dung cha đẻ của điện thoại di động
Marty Cooper sinh ra ở Chicago, từng là sĩ quan tàu ngầm Hải Quân. Vào thập niên 1970, khi đang là một lãnh đạo cấp cao tại Motorola, ông bắt đầu suy nghĩ về những chiếc điện thoại không phải gắn cố định.
Khi đó, điện thoại "di động" là những thiết bị được gắn trên xe hơi. Chúng hoạt động bằng sóng radio, với kết nối không ổn định.
“Đó là một dịch vụ tệ hại. Bạn chỉ có 20% cơ hội để thực hiện được cuộc gọi”, Cooper nhớ lại mẫu điện thoại dành cho xe hơi vào thời điểm đấy.
Ý tưởng về mạng di động
Vào năm 1972, ông bắt đầu suy nghĩ về một mạng di động với mỗi vùng có một tháp truyền dẫn. Thay vì dùng sóng radio với độ phủ cao nhưng tín hiệu yếu, các công ty viễn thông dần nghĩ tới việc chia những thành phố thành các "tế bào", là những khu vực nhỏ hơn. Khi bạn di chuyển từ vùng này sang vùng khác, cuộc gọi cũng được chuyển vùng tín hiệu tương ứng.
Marty Cooper đã cùng Motorola đã tạo ra một cuộc cách mạng viễn thông. Ảnh: New York Times. |
AT&T, đối thủ của Motorola, đã yêu cầu FCC (Ủy ban Truyền thông Liên Bang của Mỹ) cấp phép độc quyền về truyền thông di động để mở rộng kinh doanh điện thoại dành cho xe hơi.
“Họ muốn giành lấy công việc của chúng tôi và làm sai hoàn toàn! Họ muốn người dùng bị phụ thuộc vào những chiếc xe, nơi mà chúng ta chỉ dành khoảng 5% thời gian ở đó mà thôi”, Cooper chia sẻ với phóng viên David Pogue.
Motorola muốn chứng minh rằng mở ra làn sóng cạnh tranh sẽ thúc đẩy nhiều đổi mới hơn. Nhóm của Cooper bắt đầu thiết kế thiết bị nhỏ gọn hơn so với mẫu điện thoại dành cho xe hơi. “Thiết bị đó phải đủ lớn để bỏ vào túi bạn, và vừa vặn với tai và miệng của bạn”, ông giải thích.
“Đây là phiên bản đầu tiên của mẫu điện thoại di động. Nó kích thước bằng một phần mười so với thiết kế ban đầu”, Cooper cho phóng viên xem một mô hình của Motorola.
Cooper giới thiệu bản mẫu đầu tiên của điện thoại di động cho phóng viên. Ảnh: CBS News. |
Motorola dần hoàn thiện chiếc điện thoại, và nó trở nên lớn hơn nhiều do phải bổ sung pin và tất cả các vi mạch chỉ trong 3 tháng. Cooper đặt tên cho nó là DynaTAC. “Bạn có thể nói chuyện trong 25 phút trước khi điện thoại bị tắt”, ông nhớ lại.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời
Vào ngày 3/4/1973, Cooper đã chứng minh cho các phóng viên khi thực hiện cuộc gọi di động dân dụng đầu tiên trên thế giới. “Tôi đã thực hiện cuộc gọi trên Đại lộ số 6 ở New York, phía trước khách sạn Hilton”, ông xúc động kể.
Vậy ai đã nhận cuộc gọi ấy? Đó là Joel Engel, đối thủ không đội trời chung của Cooper tại AT&T.
“Joel, tôi đang gọi cho anh bằng điện thoại di động, nhưng là điện thoại di động thật sự, diện thoại di động cá nhân, cầm tay”, đó là câu nói đầu tiên của Cooper dành cho đối thủ.
Ở đầu dây kia, Joel không biết phải trả lời sao. Cooper đã thật sự mở ra chương mới cho ngành công nghiệp di động.
Cuộc gọi của Cooper đã thay đổi lịch sử nhân loại. Ảnh: CBS News. |
Marty Cooper rời Motorola vào năm 1983. Ông và vợ, bà Arlene Harris đã thành lập một loạt công ty trong ngành viễn thông. Điện thoại di động đã đi được một chặng đường dài, nhưng Cooper cho rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu khai thác tiềm năng của nó.
“Chúng ta chỉ mới ở bước khởi đầu”, Cooper chia sẻ.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng công dân ở những nước nghèo sẽ được trả lương qua điện thoại di động.
“Điều này sẽ kích thích chủ nghĩa kinh doanh. Cuộc sống người dân sẽ được cải thiện. Mọi người bắt đầu thoát khỏi đói nghèo”, Cooper nhận xét.
Ở tuổi 92, Cooper vẫn thường xuyên tập nặng và đi bộ. Kể về cuốn sách mới ra mắt của mình, ông cho biết Hollywood đã mua bản quyền để dựng thành phim.
Theo Zing/CBS News
Google đặt dấu chấm hết cho điện thoại Android đời cổ
Từ ngày 27/9, Google ngừng hỗ trợ các smartphone chạy Android 2.3.7 trở về trước. Người dùng không thể đăng nhập vào những dịch vụ phổ biến như Gmail, YouTube, Maps.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số