Chân dung Lapsus$, nhóm tin tặc đứng sau vụ tấn công Microsoft
Lapsus$ được cho là nguy cơ lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong năm 2022. Hàng loạt các tên tuổi lớn như Microsoft, Nvidia, Okta, LG… thừa nhận là nạn nhân của Lapsus$ chỉ trong vòng 3 tháng. Dù tháng 3 sắp kết thúc, người ta vẫn biết rất ít về nhóm này.
Không giống với các tin tặc thành công khác thời gian gần đây, Lapsus$ tỏ ra độc đáo vì không dùng mã độc tống tiền mà sử dụng các phương thức khác để đòi tiền mục tiêu. Sau vụ tấn công vào công ty định danh Okta, nhóm thông báo tạm thời “rửa tay gác kiếm” vì có vài thành viên đi… nghỉ mát đến hết tháng.
Ai đứng sau Lapsus$?
Theo chuyên gia bảo mật Marcus Hutchins, Lapsus$ là nhóm tin tặc “vừa hoàn hảo vừa không”. Một mặt, chúng nhận trách nhiệm của nhiều vụ tấn công vào các mục tiêu cao cấp mà ngay cả những băng nhóm tội phạm mạng giàu kinh nghiệm khác cũng không đụng tới. Một mặt, chúng tỏ ra khinh suất trong hoạt động. Thay vì ẩn mình trong bóng tối, chúng lại quảng cáo hoạt động của mình trên kênh Telegram và thậm chí cung cấp một kênh để bầu chọn rò rỉ dữ liệu nào tiếp theo.
Hutchins cho rằng “chúng dường như chỉ là trẻ con nhưng lại nhận trách nhiệm tấn công các công ty hàng đầu”. Nhà nghiên cứu bảo mật Bill Demirkapi cũng đồng tình. Lapsus$ khoe khoang về việc đã tiếp cận được máy chủ nội bộ của Microsoft trong khi vẫn đang trích xuất mã nguồn của hãng.
Hãng bảo mật Check Point nói hacker đến từ Bồ Đào Nha và Brazil. Vụ xâm phạm lớn đầu tiên xảy ra vào tháng 12/2021, nhằm vào Bộ Y tế Brazil và các tổ chức chính phủ khác. Một báo cáo khác từ Bloomberg gợi ý toàn bộ hoạt động do một thiếu niên 16 tuổi tại Anh cầm đầu, còn các thành viên khác sống tại Anh, Brazil.
Nhà hành pháp Anh đã bắt giữ 7 người vào ngày 24/3 do liên quan đến nhóm Lapsus$. Những người bị bắt trong độ tuổi 16 đến 21, đều được thả ra nhưng cấm rời khỏi nơi cư trú.
Cách thức hoạt động
Nghiên cứu của Microsoft tháng 3/2022 nêu chi tiết cuộc điều tra của hãng với nhóm hacker này, tiết lộ cách thức hoạt động của nhóm và làm thế nào chúng xâm nhập các tổ chức lớn trên thế giới. Dù không nêu tên người đứng sau, Microsoft nhận định Lapsus$ dựa trên mô hình phá hoại và tống tiền thuần túy. Các phương thức tấn công mà chúng sử dụng rất đa dạng, phức tạp. Nhận thức của chúng dường như không tương xứng với mức độ thành thạo và tinh vi khi tấn công.
Lapsus$ sử dụng phương pháp tấn công phi kỹ thuật (social engineering) giúp hacker nắm được thông tin về nhân viên và công ty. Mục tiêu của nhóm là quyền truy cập doanh nghiệp thông qua các thông tin đăng nhập bị đánh cắp, tạo điều kiện để đánh cắp dữ liệu và tấn công phá hoại.
Để có được quyền truy cập, Lapsus$ vận dụng nhiều cách khác nhau, bao gồm triển khai trình đánh cắp mật khẩu Redline, tìm kiếm kho lưu trữ mã công khai để tìm thông tin đăng nhập bị lộ; mua thông tin đăng nhập qua môi giới; hay đơn giản nhất là trả tiền cho nhân viên công ty.
Nhóm sử dụng giao thức desktop từ xa (RDP) và hạ tầng desktop ảo (VDI) như Citrix để truy cập môi trường của một doanh nghiệp. Chúng vượt qua xác thực đa yếu tố (MFA) bằng những kỹ thuật như spam chủ tài khoản chính chủ bằng lời nhắc MFA sau khi đánh cắp mật khẩu của họ. Trong một đoạn chat trên Telegram, hacker cho biết gửi spam lời nhắc MFA trong khi nhân viên đang ngủ là cách dễ nhất để họ chấp thuận vì họ đều muốn tắt thông báo.
Theo Microsoft, Lapsus$ còn sử dụng mạng riêng ảo (VPN) rất thông minh, cho thấy chúng hiểu rõ cách những dịch vụ theo dõi đám mây phát hiện hành vi đáng ngờ như thế nào. Nhóm cũng tạo các máy ảo (virtual machine) trên hạ tầng đám mây của nạn nhân để tiền hành các vụ tấn công tiếp theo trước khi khóa doanh nghiệp khỏi nền tảng đám mây. Sau khi Lapsus$ kiểm soát hoàn toàn, chúng bảo đảm tất cả email đến và đi đều được chuyển tiếp về hạ tầng riêng của chúng, nơi chúng khai thác nhiều dữ liệu nhất có thể trước khi xóa bỏ hệ thống và tài nguyên. Trong một số trường hợp, Lapsus$ sau đó yêu cầu nạn nhân trả tiền để không công bố thông tin.
Thành quả
Hai chuyên gia bảo mật Soufiane Tahiri và Anis Haboubi đã phân tích một trong các ví được cho là liên quan với Lapsus$, phát hiện số dư là 3.790,62159317 Bitcoin, tương đương 123,9 triệu bảng Anh. Con số này chưa được Lapsus$ hay tổ chức nào xác nhận.
Du Lam (Theo IT Pro)
Hàng loạt tài khoản chứng khoán có nguy cơ bị chiếm đoạt, công ty cảnh báo
Công ty chứng khoán khuyến cáo khách hàng thay đổi mật khẩu đăng nhập và mật khẩu giao dịch định kỳ, không lưu trữ mật khẩu và phải bảo mật tài khoản.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số